Chọn trang
Chiêu thức bán hàng

Chạy xe máy lặn lội xuống từng bản của người dân tộc trên Sapa, tôi gặp rất nhiều các Em nhỏ người H’mông ngày thường đi học, ngày nghỉ đi bán hàng, những món hàng các Em bán là những móc treo chìa khóa, dây đeo tay hay những cái túi bé xinh xinh.. Nếu không bán hàng giỏi thì chẳng có người mua và để ý đến những món đồ Em cầm trên tay, tôi đứng giữa cầu bắc ngang qua bản có một cô bé chừng 7-8 tuổi chạy đến hỏi thăm :

Cô ơi, Cô từ đâu đến ạ?

Cô từ Hà Nội đến.

Đâu phải ạ, cháu nghe giọng Cô người Miền Nam cơ mà.

Thế rồi, cô bé lôi tay tôi đến và nói “Cô lại đây, cháu cho Cô xem cái này ạ”

Lời đầu tiên cô bé ấy nói “Cháu thấy cô dễ thương quá, cháu tặng Cô sợi dây đeo tay màu hồng này ạ, Cô không phải mất tiền mua đâu”

Tôi hỏi: “thế cháu tặng Cô rồi, tiền đâu cháu mang về”

“Dạ. cũng chỉ là 01 sợi dây thôi Cô ạ”

Thế nếu cháu bán thì bao nhiêu 01 sợi dây ?

Dạ. Cháu bán cho người khác thì 10.000 ạ, nhưng nếu bán cho Cô thì cháu chỉ lấy 5.000 thôi ạ.

Thế mỗi ngày cháu bán được bao nhiêu sợi dây?

Cũng tùy ngày thôi Cô ạ.

Thế từ trước đến giờ, cháu bán nhiều nhất là bao nhiêu sợi dây / 01 ngày.

Dạ. Có hôm cháu bán được 10-20 sợi dây ạ.

Thế tiền kiếm được, cháu làm gì ?

Dạ. Cháu mang về nhà mua gạo ạ.

Tôi chìa bàn tay ra cho cô bé xem, hôm qua Cô mua của 2 bạn nhỏ ở nhà thờ Đá Sapa rồi và cô nghĩ cô không cần mua thêm nữa. Cám ơn cháu vì đã tặng cho Cô sợi dây đẹp.

Rồi, tôi lần theo đường mòn vào bản xem thổi khèn và múa sập. Trên đường quay về thị trấn Sapa, tôi lại gặp cô bé đứng cuối con đường vẫy tay chào.

 “Cháu chào cô ạ, rất vui vì đã gặp cô”.

 Nhìn ánh mắt con bé rất ấm áp, len lỏi cảm xúc nao động thực khách đi qua. Thế là, tôi quay lại chào con bé và hỏi chuyện “ thế cháu học ở đâu?”

Dạ. Cháu học trên trường đường vào bản ạ”.

Thế tối cháu có lên bản không?

Dạ, không. Cháu ít lên bản lắm ạ.

Cô bé vẫn hỏi tôi thêm 01 câu “Thế Cô không mua thêm sợi dây nữa ạ?”

Đến lúc này, tôi không thể không mua sợi dây cho cô bé mặc dù vẫn biết mua chẳng làm gì.

Tôi lấy 01 sợi dây rồi đưa cho cô bé 20.000.

Cô chỉ lấy 01 sợi dây thôi nhưng Cô trả cho cháu 20.000.

Cháu cám ơn Cô ạ. Cháu sẽ dùng tiền này để mua đồ dùng học tập ạ.

Chào cháu, cô lên bản nhé.

Tự nhiên, nghe đến đây tôi cảm thấy thán phục cách bán hàng của cô bé này.

(Mỹ Nương – Phòng Sales)

“Với cách bán hàng bằng cảm xúc mặc dù mình vẫn nhận thấy trong đó là chiêu thức của cô bé ây, không cần phải chào bán sản phẩm gì mà chỉ cần đánh vào tâm lý của khách hàng, với những chiêu đại loại “cháu  bán cho khách khác 10 đồng, nhưng Cô dễ thương quá nên cháu chỉ tính giá 5 đồng thôi”, thì cỡ nào cũng sẽ móc được túi khách hàng trả hơn 10 đồng”.