Là một nhà lãnh đạo, có nhiều cách để hỗ trợ nhân viên nhằm nâng cao hiệu suất tại nơi làm việc. Nếu nhân viên của bạn đang trải qua một ngày làm việc khó khăn, việc bạn có mặt và hỗ trợ nhân viên kịp lúc sẽ giúp nhân viên hoàn thành công việc của mình một cách dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.
Hỗ trợ nhân viên đúng lúc họ cần sự trợ giúp nhất là một trong những cách cải thiện tinh thần làm việc của nhân viên và tăng mức độ hài lòng trong công việc. Sau đây là 8 cách mà bạn có thể áp dụng để hỗ trợ nhân viên kịp thời tại nơi công sở:
Sự ghi nhận và phần thưởng
Nếu bạn muốn hỗ trợ nhân viên phát triển về chuyên môn, hiệu suất làm việc, đầu tiên bạn hãy để cho họ cảm thấy hạnh phúc và có động lực trong công việc mình đang làm. Bạn có thể bắt đầu bằng cách tạo ra một văn hóa công ty khen thưởng và công nhận những công việc đặc biệt.
Ngoài ra, nếu bạn không đủ tài chính để khen thưởng nhân viên bằng vật chất, bạn cũng có thể thường xuyên nói lời thông cảm và động viên hoặc công nhận nhân viên một cách tự nhiên không có kế hoạch bởi vì hầu hết nhân viên đều thích điều này.
Cung cấp cho nhân viên các công cụ phù hợp
Bên cạnh việc mô tả và hướng dẫn công việc, việc cung cấp các công cụ hỗ trợ phù hợp giúp nhân viên tự tin hơn về những gì họ đang làm. Khi một trong các thành viên trong nhóm của bạn không chắc chắn phải làm gì hoặc làm thế nào để xử lý tình huống, năng suất có thể bị đình trệ trong lúc nhân viên đang cố gắng khắc phục vấn đề.
Mọi việc có thể trở nên quá tải nếu một vấn đề nhỏ không giải quyết được và còn chồng chất thêm nhiều vấn đề lớn. Vì vậy, việc cung cấp cho nhân viên của bạn một nền tảng vững chắc cho các nhiệm vụ phía trước là một bước tiến tốt để nâng cao mức độ gắn bó của họ.
Hỗ trợ sức khỏe tinh thần của nhân viên
Trầm cảm và lo lắng cũng là một loại bệnh tâm thần mà rất nhiều người làm việc đang gặp phải, và điều này ảnh hưởng đến năng suất làm việc của nhân viên. Khi mọi người đi làm trong khi vật lộn với các vấn đề sức khỏe thể chất hoặc tinh thần, kết quả là nhiều người sẽ bỏ lỡ công việc hoặc sẽ hoàn thành công việc kém hơn.
Là một nhà lãnh đạo, khi thấy nhân viên có vấn đề về tâm lý như căng thẳng, stress,.. bạn có thể hỗ trợ nhân viên về mặt tinh thần bằng cách cung cấp các tiện nghi tại nơi làm việc, khuyến khích nhân viên sử dụng thời gian nghỉ phép, tạo cơ hội cho các nhân viên thân thiết với nhau
Quan tâm nhân viên
Bạn có thể bắt đầu bằng việc dành thời gian hỏi thăm nhân viên của mình và làm quen với họ. Tìm hiểu về gia đình, xuất thân và mục tiêu cá nhân của họ cho phép bạn với tư cách là người quản lý để phát triển mối quan hệ bền chặt hơn với họ.
Đôi khi, bạn cũng có thể dành một ít thời gian trong ngày để chào hỏi, hỏi về sở thích của họ hoặc hỏi thăm xem công việc họ đang như thế nào, có khó khăn gì không? Đây là một cách để nhân viên cảm thấy bạn xem trọng sự hiện diện của họ và quan tâm họ.
Nhân viên sẽ có cảm giác như bạn có thể hỗ trợ họ bất cứ lúc nào nên họ sẽ tự tin hơn và họ sẽ tham gia vào công việc nhiều hơn, dẫn đến hiệu suất làm việc cao hơn.
Hỗ trợ nhân viên với quyền hạn mà bạn đã cấp
Là một nhà quản lý, khi nhân viên gặp khó khăn trong công việc chính là cơ hội để bạn hỗ trợ nhân viên của mình. Cho dù doanh nghiệp của bạn lớn hay nhỏ, sẽ có một lúc nhân viên gặp phải những lúc khó khăn từ chính công việc hay khách hàng của công ty. Lúc này, bạn cần hỗ trợ nhân viên bằng cách khắc phục tình huống khó khăn đó.
Việc hỗ trợ này vừa giúp nhân viên học hỏi được thêm kinh nghiệm từ bạn, vừa giúp bạn tạo thêm được sự gắn kết giữa nhân viên và cấp trên.
Giúp nhân viên phát triển bản thân
Đến một thời điểm nhất định, sẽ có lúc bạn phải để nhóm của mình dẫn đầu và cho phép họ thể hiện khả năng lãnh đạo. Cách này giúp cho nhân viên của bạn cảm thấy say mê với công việc của họ và chỉ cố gắng đạt được kết quả tốt nhất vì họ cần biết rằng công ty có niềm tin vào họ.
Hãy để nhân viên của bạn mang đến những giá trị tốt hơn cho công ty bằng cách ghi nhận, khuyến khích sự chăm chỉ và cố gắng của họ cho đến khi họ làm được.
Đưa ra phản hồi về công việc
Hầu hết nhân viên sẽ thích việc được nhận xét và phản hồi liên tục về công việc thường xuyên hơn là phải chờ đợi vài tháng hoặc vài năm. Khi quá trình giao tiếp và chờ đợi phản hồi quá lâu, nhân viên sẽ cảm thấy không thể cải thiện được bản thân cũng như các kỹ năng chuyên môn.
Việc lãnh đạo đánh giá liên tục giúp nhân viên biết được điểm mạnh và điểm yếu và có thể phát triển kiến thức, kỹ năng nhằm làm việc một cách chuyên nghệp hơn.
Giám sát nhân viên
Là một nhà lãnh đạo, việc giám sát nhân viên không có nghĩa là bạn dành hết thời gian canh chừng nhân viên sát sao. Bạn không nên lo lắng việc nhân viên dừng lại giải lao, thay vào đó bạn nên kiểm tra xem nhân viên đã làm được gì trong khoảng thời gian làm việc. Cách này vừa giúp bạn có thể hỗ trợ nhân viên kịp thời, vừa giúp tạo sự gần gũi mà nhân viên không cảm thấy mình đang bị theo dõi.
.