Bạn muốn tìm hiểu, công tác pháp chế là gì? Vai trò của người làm pháp chế trong doanh nghiệp như thế nào? Nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể để bạn nắm bắt chính xác nội dung thông tin này!
Công tác pháp chế là gì?
Để hiểu được công tác pháp chế là gì? Bạn cần biết pháp chế là chế độ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý đời sống xã hội theo pháp luật và bằng pháp luật.
Công tác pháp chế là điều mà mọi doanh nghiệp cần tuân thủ, thực thi
Công tác pháp chế được hiểu là những công việc do cơ quan nhà nước, tổ chức, hoặc cá nhân tiến hành nhằm thực hiện và đảm bảo việc áp dụng pháp luật.
Công tác này đóng vai trò, chức năng và vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước và điều hành xã hội theo pháp luật. Chính vì thế, pháp chế và các hoạt động liên quan được xem là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước và xã hội.
Nghị định 55/2011/NĐ-CP đã quy định chi tiết về chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị pháp chế từ trung ương đến địa phương.
Theo đó, ở cấp tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh căn cứ vào nhu cầu thực tế để quyết định thành lập phòng pháp chế hoặc bố trí công chức chuyên trách tại các cơ quan chuyên môn, phù hợp với đặc điểm riêng của từng địa phương và quy định pháp luật hiện hành.
Hoạt động các tổ chức pháp chế
- Công tác xây dựng văn bản
- Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
- Công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật:
- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
- Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính
- Công tác tham mưu các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng
- Công tác bồi thường nhà nước
- Công tác đánh giá tác động thủ tục hành chính
Vai trò của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp
Theo đánh giá, vai trò của cán bộ pháp chế trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những vai trò chủ chốt, bạn có thể tham khảo:
Xây dựng, tạo ra các pháp chế cho nội bộ doanh nghiệp
Người làm công tác pháp chế doanh nghiệp là những người có chức năng xây dựng các Quy chế quản lý nội bộ trong Doanh nghiệp.
Chức năng này, bao gồm việc trực tiếp soạn thảo xây dựng các văn bản, quy chế nội bộ. Đồng thời, còn là việc tham gia đóng góp ý kiến, thẩm định ở góc độ pháp lý các văn bản, trong trường hợp Chủ sở hữu công ty, Lãnh đạo công ty đã xây dựng dự thảo và giao Bộ phận pháp chế đóng góp ý kiến.
Cán bộ công tác pháp chế là người chịu trách nhiệm xây dựng pháp chế cho doanh nghiệp
Các văn bản pháp lý nội bộ của Doanh nghiệp có thể gồm: Điều lệ, Quy chế, Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Hợp đồng lao động, Các Quyết định, Thông báo, Biên bản họp của Lãnh đạo công ty và các phòng ban trong công ty,…
Điều tiết, kiểm soát hoạt động pháp chế trong doanh nghiệp
Ngoài vai trò xây dựng nội dung pháp chế, cán bộ pháp chế còn có vai trò trong các công việc khác như:
- Giám sát, kiểm soát các hoạt động của những bộ phận trong Doanh nghiệp hoạt động tuân thủ các Quy định, Quy chế nội bộ của Doanh nghiệp.
- Tư vấn, giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp trong việc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
- Đề xuất ý kiến về pháp lý và thẩm định dự thảo các hợp đồng do các bộ phận khác của doanh nghiệp soạn thảo. Trước khi trình Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp; tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng.
- Hỗ trợ Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức gửi xin ý kiến; tổng kết, đánh giá pháp luật liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho người lao động.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp. Tiến hành tổng kết, đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động trong doanh nghiệp.
- Tư vấn pháp luật đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đánh giá rủi ro môi trường đầu tư, kinh doanh đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp ra nước ngoài. Đưa ra ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định của tổ chức, quản lý của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ cho Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và của người lao động.
- Tham gia tố tụng hoặc tham mưu với tư cách người đại diện theo ủy quyền của Chủ tịch công ty Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp.
Thực hiện phổ biến điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho người lao động
Những câu hỏi thường gặp
Pháp chế doanh nghiệp là ai?
Chuyên viên pháp chế là người đảm nhận các nhiệm vụ liên quan đến pháp lý trong các doanh nghiệp hoặc tổ chức. Công việc của họ thường bao gồm:
- Tư vấn pháp luật và cung cấp hướng dẫn liên quan đến các vấn đề pháp lý (vai trò cố vấn pháp lý).
- Soạn thảo, xem xét các văn bản pháp lý và tài liệu quản trị nội bộ, thường được gọi chung là hệ thống tài liệu pháp chế.
- Quản lý các rủi ro pháp lý mà tổ chức có thể gặp phải.
- Đại diện tổ chức trong các cuộc đàm phán, thương lượng.
- Kiểm soát và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật trong hoạt động của tổ chức.
Người làm công tác pháp chế là gì?
Người làm công tác pháp chế bao gồm:
- Công chức pháp chế: Là người được tuyển dụng, bổ nhiệm làm việc tại các tổ chức pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Chính phủ, hoặc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.
- Cán bộ pháp chế: Là người được tuyển dụng hoặc điều động để làm việc trong các tổ chức pháp chế thuộc lực lượng quân đội nhân dân hoặc công an nhân dân.
- Viên chức pháp chế: Là người được bổ nhiệm hoặc tuyển dụng vào các tổ chức pháp chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nhân viên pháp chế: Là người được ký hợp đồng lao động và làm việc trong các tổ chức pháp chế của doanh nghiệp nhà nước.
Luật sư là ai?
Luật sư là người hành nghề luật, có chứng chỉ hành nghề và thực hiện các dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức. Luật sư chịu trách nhiệm tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thân chủ. Công việc của luật sư thường bao gồm:
- Tư vấn các vấn đề pháp luật.
- Nghiên cứu, thu thập thông tin và bằng chứng pháp lý.
- Soạn thảo các tài liệu như hợp đồng, di chúc, văn bản liên quan đến giao dịch bất động sản hoặc thủ tục ly hôn.
- Tham gia bào chữa hoặc bảo vệ quyền lợi cho thân chủ trước Tòa án.
- Hòa giải, thương lượng hoặc đàm phán trong các vụ việc theo yêu cầu, nhận thù lao dựa trên thỏa thuận.
Quy định chung về pháp chế
Pháp chế được hiểu là tình trạng xã hội khi pháp luật được các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân tôn trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh.
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội và thiết lập trật tự.
- Pháp chế, ngược lại, phản ánh đời sống pháp luật trong thực tiễn, bao gồm việc áp dụng pháp luật trong đời sống hàng ngày của một quốc gia.
Pháp chế không chỉ bao gồm hệ thống pháp luật mà còn liên quan đến việc thực hiện pháp luật trong đời sống, thể hiện qua trật tự, kỷ cương trong xã hội.
Kết luận
Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn thông tin về khái niệm công tác pháp chế là gì? Cùng vai trò của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy từng quy mô doanh nghiệp khác nhau, mà công tác pháp chế cũng sẽ thay đổi.
Nếu đã hiểu rõ về công tác pháp chế, bạn đừng quên truy cập Giải pháp Tinh Hoa. Hoặc liên hệ đến Hotline: 0919.397.169 (Ms.Nhã), 0969 618 638 (Ms.Như) để được tư vấn các giải pháp quản lý nhân sự bằng công nghệ hiệu quả nhất hiện nay!