Doanh nghiệp phải làm gì trước khủng hoảng truyền thông? Đây chính là vấn đề nan giải mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Các cuộc khủng hoảng truyền thông đã gây sức ép nặng nề đến hoạt động kinh doanh, cũng như ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp.
Khủng hoảng truyền thông được hiểu như thế nào?
Khủng hoảng truyền thông được hiểu nôm na là một sự lan truyền thông tin theo cách tiêu cực bằng những cách nào đó, nhưng vấn đề này không nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp, nó được lan truyền một cách nhanh chóng, gây ảnh hưởng nặng nề đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.
Khủng hoảng truyền thông Việt Nam
Dư luận phản ứng ra sao với khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp?
Phần lớn người tiêu dùng sẽ có cái nhìn tiêu cực đến hình ảnh, uy tín thương hiệu của một doanh nghiệp khi bị khủng hoảng. Phần lớn họ sẽ chạy theo số đông và các trào lưu như tẩy chay, tấn công vào các nhãn hàng, đối tác của doanh nghiệp.
Tỷ lệ lan truyền của dư luận về khủng hoảng truyền thông
Khi có khủng hoảng truyền thông dư luận sẽ nhìn vào văn hóa ứng xử của doanh nghệp để có quyết định cuối cùng. Nếu đó thật sự là lỗi của doanh nghiệp mà công ty vẫn cố che đậy, lấp liếm làn sóng truyền thông thì công ty đó khó đứng vững trên thị trường.
Doanh nghiệp phải đối mặt và xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào?
Xử lý khủng hoảng truyền thông
Với một thông tin xấu, tiêu cực được lan truyền một cách “ chóng mặt” nếu doanh nghiệp không xử lý đúng lúc, kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả, hệ lụy khó lường, thậm chí là bị bãi bỏ dẫn đến phá sản. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các cách giải quyết, ứng phó với khủng hoảng truyền thông nhé!
Đầu tiên, các doanh nghiệp phải có thái độ thành thật, trung thực, chuẩn bị tinh thần, cách đối mặt với dư luận và các cơ quan truyền thông. Nên cẩn trọng lời nói, lời phát ngôn của người được đại diện phát ngôn cho doanh nghiệp. Đây chính là cách có thể tạo được thiện cảm, cảm tình từ phía dư luận.
Đại diên phát ngôn truyền thông
Thứ hai, phải tập trung mọi nguồn lực tìm hiểu nguyên do dẫn đến cuộc khủng hoảng truyền thông. Sau đó, tổ chức họp nội bộ của công ty để lựa chọn và thống nhất phương án giải quyết phù hợp, rồi đánh giá phương án tổ chức hợp lý.
Thứ ba, doanh nghiệp phải kiểm soát chặt chẽ các nguồn tin được phát ra với báo chí và cả trên mạng xã hội. Nên tổ chức các buổi công khai với nhà báo, và thông cáo báo chí chính thức với công chúng.
Thông cáo báo chí của Tân Hiệp Phát khi khủng hoảng truyền thông
Thứ tư, điều quan trọng nhất vẫn là thái độ và sự lắng nghe. Nếu có thể thì doanh nghiệp nên nhận lỗi để tạo sự đồng cảm, cảm thông. Vì dư luận rất dễ nổi nóng nhưng cũng rất mau quên.
Thái độ lắng nghe khi khủng hoảng
Cuối cùng, mọi cuộc khủng hoảng truyền thông đều có thể ập đến bất ngờ, sẽ không lường trước được nên các doanh nghiệp nên có phương án dự phòng xử lý khủng hoảng truyền thông, tránh tình trạng khủng hoảng ngày càng bùng phát, không thể xử lý.