Ngày nay, khi hoạt động marketing ngày càng trở nên quan trọng trong mọi ngành nghề từ kinh tế, giáo dục, giải trí,… thì khái niệm “branding” ngày càng trở nên phổ biến. Mọi doanh nghiệp, tổ chức, các nhân dù hoạt động lợi nhuận hay phi lợi nhuận đều mong có thể “branding” cho “sản phẩm của mình. Vậy, branding là gì? Làm sao để branding hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Branding là gì?
Để hiểu về Branding trước tiên, chúng ta cần phải hiểu Brand là gì?Brand là một thuật ngữ tạm hiểu là thương hiệu bao gồm hệ thống nhận diện thương hiệu cả về vật chất lẫn tinh thần nhằm tạo những ấn tượng về cảm xúc trong tâm trí khách hàng.Như vậy, Branding là quá trình kiến tạo những ấn tượng về doanh nghiệp nhằm định vị vị trí của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Và tất cả những hoạt động branding trên lý thuyết sẽ tuân thủ theo định hướng mà doanh nghiệp mong muốn.
Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động branding xuất phát từ doanh nghiệp nhưng bản thân doanh nghiệp lại rất khó kiểm soát kết quả của branding. Bởi lẽ, thương hiệu được định vị bởi khách hàng và mỗi khách hàng lại có nhận thức rất khác nhau về những hình ảnh, thông điệp,…
Do đó, doanh nghiệp chỉ có thể chi phối một phần rất nhỏ trong hoạt động này.Vậy, nếu hoạt động này khó kiểm soát thì doanh nghiệp có cần phải thực hiện nó khi phải đánh đổi chi phí rất cao để đổi lại một kết quả rất khó đo lường hay không? – Đây có thể là câu hỏi rất nhiều doanh nghiệp thắc mắc. Câu hỏi này sẽ được trả lời ngay sau đây.
Brand và branding là gì?
Tầm quan trọng của branding
Câu trả lời là có, và rất cần thiết. Lý do ở đây là hoạt động branding dù vô tình hay cố ý thì nó vẫn luôn diễn ra ở bất cứ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nào chỉ cần “họ” có khách hàng. (Doanh nghiệp thì có người tiêu dùng, cá nhân thì có khách hàng là doanh nghiệp “thuê” họ để họ làm việc cho tổ chức, các ca sĩ thì khách hàng của họ là đại chúng,… ).
Nếu doanh nghiệp không tự branding cho công ty theo chiều hướng mà mình muốn thì khách hàng sẽ làm điều đó. Và ấn tượng này cũng có thể là ấn tượng tích cực hoặc ấn tượng tiêu cực – tùy vào cách doanh nghiệp thể hiện ở sản phẩm của họ. Bất cứ khách hàng nào có cơ hội tiếp xúc với doanh nghiệp hoặc sản phẩm của doanh nghiệp thì đều có một ấn tượng nhất định về thương hiệu đó dù ít hay nhiều.
Bạn uống một chai nước giải khát bạn sẽ cảm nhận rằng bao bì đó có bắt mắt hoặc hấp dẫn không, vị của nước có ngon không, có thành phần tốt cho sức khỏe không, giá cả có hợp lý so với chất lượng không? Ngày nay, khách hàng uống một chai nước không chỉ phục vụ nhu cầu “đã khát” mà còn rất nhiều vấn đề họ quan tâm. Hương vị nước ngon nhưng đựng trong một bao bì kém hấp dẫn so với các sản phẩm khác trong siêu thị khó lòng thu hút người tiêu dùng chọn nó.
Và doanh nghiệp phải có sự định hướng cho sản phẩm của mình trong lòng khách hàng và thuyết phục khách hàng theo định hướng đó, tránh để tình trạng khách hàng tự định vị doanh nghiệp theo chiều hướng tiêu cực. Tuy nhiên, làm thế nào để “thuyết phục khách hàng theo định hướng doanh nghiệp mong muốn” thì đây là một bài toán khó mà doanh nghiệp nào cũng phải gặp phải. Dưới đây là một vài lưu ý của doanh nghiệp đang trên hành trình định vị thương hiệu hoặc tái định vị thương hiệu của doanh nghiệp.
Các nguyên tắc khi định vị thương hiệu
Các nguyên tắc khi định vị thương hiệu:
- Các yếu tố của sản phẩm phải thống nhất với thương hiệu:Như chúng ta đã biết, hoạt động branding nhằm định vị thương hiệu ( thương hiệu doanh nghiệp hoặc thương hiệu sản phẩm nếu doanh nghiệp có nhiều sản phẩm ) tuy nhiên, các hoạt động này đều dựa trên nền tảng sản phẩm. Và việc phát triển sản phẩm thường xuất phát từ hoạt động marketing của doanh nghiệp ( từ các khâu nghiên cứu phát triển sản phẩm, quyết định giá, phân phối , xúc tiến ,…).Do đó, để branding thành công thì hoạt động marketing và branding phải thống nhất với nhau. Ví dụ, bạn muốn branding sản phẩm điện thoại di động của mình là sản phẩm cao cấp thì sản phẩm của bạn phải được marketing là sản phẩm có thiết kế đẹp, hiệu năng ổn định với công nghệ tiên tiến,… Và ngược lại, nếu sản phẩm của bạn có chất lượng tuyệt vời thì đừng “khiêm tốn” branding những điều “an toàn” trong khi sản phẩm mình có thể vượt xa được khả năng đó.
- Tránh tình trạng chênh lệch quá lớn giữa thực tế sản phẩm và branding: Đây là tình trạng phổ biến mà các doanh nghiệp thường gặp khi sản phẩm của doanh nghiệp chỉ đạt chất lượng trung bình hoặc thậm chí hơi kém lại định vị sản phẩm mình ở vị trí cao hơn quá nhiều so với thực tế. Tuy nhiên, sau khi sử dụng sản phẩm, khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra rằng sản phẩm không đáp ứng kỳ vọng của mình và qua đó sẽ có cảm giác bản thân bị “lừa dối”. Điều này sẽ dẫn tới phản ứng tiêu cực cho khách hàng và khách hàng sẽ có xu hướng lan truyền thông tin tiêu cực hơn so với thông tin tích cực về thương hiệu. Hãy tránh điều này trong quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường kinh tế, quốc tế.
- Hãy tuân thủ sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp khi branding: Sứ mệnh, tầm nhìn của tổ chức là kim chỉ nam cho hoạt động của tổ chức. Các sản phẩm, dịch vụ của tổ chức sẽ phải dựa vào những định hướng của sứ mệnh, tầm nhìn để xác định một chiến lược branding phù hợp. Hãy luôn bám sát 2 yếu tố trên để doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai.Tạm kết, branding là một hoạt động rất phức tạp và rộng lớn, do đó, bài viết trên chỉ cung cấp một khía cạnh tương đối cho bạn trong hành trình tìm hiểu về “thương hiệu” và rộng hơn là ‘marketing”. Cảm ơn bạn đã theo dõi và đừng quên cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về chủ đề trên tại phần comment nhé!