Đánh giá nhân viên là một công việc cần thiết và rất quan trọng đối với các nhà quản lý để biết nhân viên có năng lực hay không, từ đó đưa ra những quyết định nhân sự đúng đắn. Vậy tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc của nhân viên bao gồm những gì? Cùng Giải Pháp Tinh Hoa tìm hiểu ngay sau đây.
Tại sao phải đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên?
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên là điều mà nhà quản lý phải làm hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý và hàng năm để biết được nhân viên đó có đảm bảo hiệu quả công việc hay không, có đạt được những tiêu chí đã đề ra hay không.
Đánh giá nhân viên giúp nhà quản lý biết được nhân viên của mình có năng lực hay không?
Việc làm này giúp nhà quản lý dễ dàng đưa ra kế hoạch nhằm cải thiện chất lượng hiệu suất, năng lực làm việc của nhân viên cũng như đưa ra quyết định tăng lương, thưởng, đề bạt hoặc sa thải.
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc của nhân viên
Theo đó, có 3 tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc của nhân viên được nhiều nhà lãnh đạo, quản lý nhân sự lựa chọn như sau:
Mức độ làm việc
Mức độ làm việc của nhân viên được đánh giá dựa trên công việc cùng thời hạn làm việc của cá nhân nhân viên.
Người quản lý sẽ dựa trên hệ thống KPI của vị trí mà nhân viên đó đảm nhận để đánh giá hiệu quả trong công việc.
Mỗi một nhân viên khác nhau sẽ có những mức độ làm việc khác nhau và quản lý sẽ dựa trên KPI đề đưa ra đề xuất tăng lương, đề bạt thăng tiến hoặc sa thải nhân viên.
Nhà quản lý sẽ dựa trên hệ thống KPI để đánh giá mức độ làm việc của nhân viên
Mức độ hoàn thành công việc
Mức độ hoàn thành công việc là tiêu chí đánh giá nhân viên cơ bản nhất đối với tất cả các vị trí công việc, là điều kiện để người quản lý đánh giá đúng nhất về năng lực làm việc và sự nỗ lực của nhân viên.
Qua hiệu suất làm việc được báo cáo về, ban quản lý sẽ xác định được nhân viên nào đủ năng lực thực sự để tạo điều kiện cho họ ngày càng phát triển lên một tầm cao mới và nhân viên nào cần đào tạo, bồi dưỡng thêm thêm.
Phát triển trong công việc
Qua KPI mà người quản lý đặt ra để đánh giá mức độ làm việc và năng lực của nhân viên, họ sẽ thấy được sự phát triển của nhân viên trong công việc.
Cụ thể như:
- Nhân viên đạt được mục tiêu trước hay sau thời hạn của công việc?
- Nguyện vọng của nhân viên khi quyết định gắn bó với doanh nghiệp là gì?
- Những khó khăn mà nhân viên gặp phải trong công việc
Qua đó, ban quản lý sẽ hiểu được nguyện vọng và sự gắn bó của nhân viên và đưa ra chiến lược phát triển phù hợp, giúp nhân viên nâng cao chuyên môn trong lĩnh vực mình đang làm và đạt được KPI đã đưa ra.
Một số lưu ý khi đánh giá năng lực nhân viên
Bên cạnh việc đánh giá nhân viên dựa theo mức độ làm việc, hoàn thành công việc và phát triển trong công việc, nhà quản lý còn phải đánh giá dựa trên thái độ làm việc của nhân viên như tính trung thực, sự nhiệt tình, mối quan hệ giữa nhân viên và đồng nghiệp, chuyên cần, ý chí cầu tiến,…
Đánh giá nhân viên cần phải khách quan, công bằng, minh bạch
Quá trình đánh giá năng lực nhân viên cần phải thật khách quan, công bằng, minh bạch, dựa trên những tiêu chí cụ thể. Tuyệt đối không được thiên vị, đánh giá theo tính chủ quan.
Việc thưởng, phạt, tăng lương, đề bạt hay sa thải nhân viên đa phần đều dựa trên những con số “biết nói” này. Tuy nhiên, các nhà quản lý vẫn nên lắng nghe ý kiến của những người xung quanh để có cái nhìn toàn diện nhất, từ đó có những chính sách thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả nhất.
Trên đây là một số tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc của nhân viên mà các nhà quản lý có thể tham khảo. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc quản lý nhân sự, xây dựng bảng tiêu chí đánh giá nhân viên, hãy liên hệ ngay Giải Pháp Tinh Hoa để được tư vấn và đem đến giải pháp phù hợp nhất.