HR analytics
Các chỉ số phân tích trong lĩnh vực HRM
Việc phân tích dữ liệu nhân sự là rất quan trọng vì nó mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức và quản lý nhân sự, trong việc Hiểu rõ nhân viên và nhu cầu của họ, Tăng cường quyết định chiến lược nhân sự, Đánh giá hiệu suất và quản lý nhân viên, Dự báo và kiểm soát tỷ lệ nghỉ việc ..
Đăng ký nhận tư vấn giải pháp theo từng ngành
Ý nghĩa
Ý nghĩa và hiệu quả mang lại của HR analytics – phân tích dữ liệu nhân sự
Phân tích số liệu và làm cho các con số khô khan thành con số biết nói, phục vụ nhu cầu hoạch định hay ra quyết định của nhà quản trị
Đánh giá và khen thưởng
Số liệu rõ ràng, tường minh và liên tục để qua đó có thể đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên hoặc của các phòng ban (ví dụ các số liệu về kết quả đánh giá nhân viên, số liệu về quá trình làm việc, quá trình cống hiến hoặc vi phạm,..)
Tăng lợi nhuận
Kiểm soát chi phí và nguồn nhân lực (các số liệu về chi phí bình quân trên một nhân viên, biến động chi phí qua từng thời điểm, vị trí nào có mức thu nhập cao nhất hoặc thấp nhất..)
Quản lý rủi ro
Dự báo được xu hướng hoặc các thay đổi có thể phát sinh (ví dụ thời điểm nào chi phí lương có thể tăng, thời điểm nào có thể thiếu hụt lao động,..)
Thái độ làm việc
Các chỉ số theo dõi thái độ làm việc và mức độ gắn kết của nhân sự với tổ chức
Thái độ làm việc có tầm quan trọng rất lớn trong môi trường công việc. Nó không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ.
Hãy lựa chọn chỉ số quan trọng để áp dụng cho doanh nghiệp của bạn
Trong nhiều chỉ số trên, chọn lựa chỉ số nào thực sự có ý nghĩa với doanh nghiệp của mình mới là việc quan trọng nhất. Hãy tìm hiểu ý nghĩa của các chỉ số trên qua tài liệu “cẩm nang HR Digital transformation & HR analytic” của chúng tôi
Một số chỉ số về thái độ làm việc
- Tỷ lệ vắng mặt (bao gồm nghỉ phép, bệnh) của nhân viên trong tháng hoặc trong quý của công ty hoặc của bộ phận
- Tỷ lệ đi trễ/về sớm của nhân viên trong tháng hoặc của 3 tháng gần nhất
- Tỉ lệ nghỉ phép theo chức vụ
- Tỉ lệ nghỉ phép theo GEN
- Tỷ lệ tăng ca theo thâm niên làm việc
- Tỷ lệ tăng ca theo gen (X,Y,Z)
- Top 3 phòng ban có nhân viên đi trễ hoặc về sớm nhiều nhất trong tháng và so sánh giữa các tháng
- Tỷ lệ số lần đi trễ bình quân theo từng phòng ban
- Tỷ lệ đi trễ về sớm dựa trên Gen (X,Y,Z)
- Tỷ lệ đi trễ về sớm dựa trên thâm niên
- Tỉ lệ hiện diện trong ngày / tổng số nv
Theo dõi từng cá nhân - Vi phạm theo từng bộ phận
- Tỉ lệ Giờ OT
- Tỷ lệ giữa số giờ OT trên giờ công ca chính theo Công ty & phòng ban
- Giờ OT theo đối tượng (Gen) Tổng giờ OT theo từng Gen (X,Y,Z)
- Các vị trí có tỉ lệ OT cao nhất
- Đối tượng (theo cá nhân) có giờ OT cao nhất
- Top 5 (hoặc 10) nhân viên có giờ OT cao nhất trong tháng hoặc trong quý
- …
Trò chuyện với chuyên gia để hiểu thêm về giải pháp !
Đội ngũ nhân sự với nhiều năm kinh nghiệm, đã tư vấn và triển khai các dự án lớn
Tuyển dụng hiệu quả
Các chỉ số đánh giá hoạt động tuyển dụng trong doanh nghiệp
Hoạt động tuyển dụng là một quá trình quan trọng và cần thiết để xây dựng đội ngũ nhân viên phù hợp và hiệu quả cho tổ chức. Nắm bắt tầm quan trọng này và thực hiện tuyển dụng một cách cẩn thận và thông minh có thể đóng góp đáng kể vào sự thành công và phát triển của một tổ chức.
Hãy lựa chọn chỉ số quan trọng để áp dụng cho doanh nghiệp của bạn
Trong nhiều chỉ số trên, chọn lựa chỉ số nào thực sự có ý nghĩa với doanh nghiệp của mình mới là việc quan trọng nhất. Hãy tìm hiểu ý nghĩa của các chỉ số trên qua tài liệu “cẩm nang HR Digital transformation & HR analytic” của chúng tôi
Một số chỉ số phổ biến cho hoạt động tuyển dụng
- Số lượng ứng viên theo từng vị trí -> drilldown đến thông tin ứng viên và cho sort cao nhất/thấp nhất
- Gen (X,Y,Z) của ứng viên theo từng vị trí
- Số năm kinh nghiệm theo từng vị trí
- Số lượng hồ sơ theo Nguồn tuyển dụng –
- Số lượng hồ sơ theo kênh tuyển dụng
- Số lượng hồ sơ theo gen (X,Y,Z) và theo kênh tuyển dụng
- Số lượng hồ sơ theo thâm niên và theo kênh tuyển dụng
- Số lượng ứng viên phân loại theo giới tính và năm kinh nghiệm theo từng vị trí tuyển dụng
- Số lượng ứng viên đến phỏng vấn so với số lượng hồ sơ nộp theo từng vị trí
- Số lượng ứng viên đến phỏng vấn so với số lượng hồ sơ nộp của từng vị trí của từng kênh tuyển dụng
- Tổng số ứng viên bỏ phỏng vấn trên tổng số lượng hồ sơ nộp theo từng độ tuổi (X,Y,Z)
- Tỷ lệ giữa số ứng viên phỏng vấn đạt so với số lượng hồ sơ nộp vào của từng vị trí
- Tỷ lệ giữa số lương ứng viên phỏng vấn đạt so với số lượng ứng viên có đến phỏng vấn theo từng vị trí
- Tỷ lệ giữa số lương ứng viên phỏng vấn đạt so với số lượng ứng viên đến phỏng vấn theo từng vị trí của từng kênh tuyển dụng
- Tỷ lệ giữa số ứng viên đến nhận việc so với số lượng ứng viên phỏng vấn đạt theo từng vị trí tuyển dụng
- Tỷ lệ đáp ứng yêu cầu (leadtime) của bộ phận tuyển dụng theo từng vị trí
- Leadtime các vị trí theo Sớm hạn – Đúng hạn – Trễ hạn của của từng vị trí tuyển dụng
- Thống kê số lượng hồ sơ ứng tuyển theo từng vị trí qua các tháng trong năm, so sánh từ tháng cao nhất đến tháng thấp nhất
- Thống kê số lượng CV trung bình trên một vị trí tuyển dụng qua các tháng trong năm, so sánh từ tháng mức trung bình cao nhất đến tháng có mức trung bìnhthấp nhất
- Thống kê chi phí tuyển dụng bình quân cho một vị trí tuyển dụng và sắp xếp từ vị trí có chi phí cao nhất đến vị trí có chi phí thấp nhất
- và nhiều chỉ số khác ..
Lương & Phúc lợi hiệu quả
Chỉ số giúp kiểm soát dữ liệu trước khi tính lương và dữ liệu sau khi tính lương
Các chỉ số này sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng trong việc tìm ra nguyên nhân sai sót (nếu có) sau khi tính lương, và đồng thời tính năng này cũng dùng để bộ phận tính lương cảnh báo cho Sếp về biến động của dữ liệu lương giữa các kỳ lương..
Các chỉ số về tiền lương
- Lương bình quân của Công ty
- Lương bình quân theo từng vị trí
- Lương bình quân theo trình độ học vấn
- Tỷ lệ tổng thu nhập của từng bộ phận trên quỹ lương của công ty
- Số lượng nhân viên và bình quân lương một nhân viên theo từng bộ phận
-
Tỉ lệ chi phí OT
-
Đối tượng (theo phòng) có lương OT cao nhất
-
Lương OT bình quân
-
Đối tượng (theo cá nhân) có giờ OT cao nhất
- Tỷ lệ giờ OT của nhân viên thử việc so với tổng giờ OT
- Top 03 bộ phận có số giờ OT cao nhất trong tháng
- Tỉ lệ các khoảng lương qua các tháng gần nhất
- Và các chỉ số khác
Đào tạo hiệu quả
Hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp có tầm quan trọng lớn và đóng góp vào việc nâng cao năng lực, tăng hiệu suất và phát triển sự nghiệp của nhân viên. Nắm bắt tầm quan trọng này và đầu tư vào hoạt động đào tạo đúng cách có thể mang lại lợi ích lớn cho sự phát triển và thành công của tổ chức.
Các chỉ số về đào tạo
- Số giờ đào tạo trung bình trên một nhân viên của Công ty hoặc của từng phòng ban
- Số giờ đào tạo trung bình của một khóa học trên một nhân viên của Công ty
- Chi phí đào tạo bình quân trên một nhân viên của Công ty
- Chi phí đào tạo bình quân của một khóa đào tạo trên một nhân viên
- Chi phí đào tạo bình quân trên một nhân viên của từng phòng ban
- Tỷ lệ nhân viên tham gia khóa đào tạo bắt buộc
- Tỷ lệ được đào tạo của từng vị trí
- Tỷ lệ nhân viên không tham gia khóa đào tạo
- Top 3 vị trí có số giờ đào tạo cao nhất hoặc thấp nhất
- Top 3 phòng ban có số giờ đào tạo cao nhất hặc thấp nhất
- Tỷ lệ nhân viên thử việc có tham gia các khóa đào tạo bắt buộc
- Tỷ lệ nhân viên có khóa đào tạo bắt buộc có tham gia đào tạo
- Tỷ lệ số nhân viên tham gia đủ số giờ đào tạo yêu cầu theo từng khóa đào tạo
- Tỷ lệ số nhân viên tham gia đủ số giờ đào tạo yêu cầu của công ty
- Tỷ lệ của từng xếp loại đào tạo (Giỏi/Khá/Trung bình)
- Tỷ lệ của từng xếp loại đào tạo (Giỏi/Khá/Trung bình) theo từng khóa đào tạo
- Tỷ lệ học viên không tham gia khóa đào tạo theo từng phòng ban, sort theo cao đến thấp
- Tỷ lệ học viên tham gia không đầy đủ khóa đào tạo theo từng phòng ban, sort theo cao đến thấp
- Chi phí đào tạo bình quân trên một vị trí chức vụ
- Tỷ lệ chi phí đào tạo theo giới tính trên tổng chi phí đào tạo
- và nhiều chỉ số khác
Tài liệu
Cẩm nang HR analytics
Nội dung
Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong lĩnh vực HRM và một số điểm lưu ý.
Định nghĩ các chỉ số phổ biến trong lĩnh vực HRM, ý nghĩa và tầm quan trọng, cách đo lường, và ảnh minh họa.
Các chỉ số thuộc phân hệ
- Tuyển dụng
- Đào tạo
- Lương
- Ngày công & ngày phép
- Hành chính nhân sự
Kinh nghiệm
Kết nối với các nguồn dữ liệu
Trong thực tế, rào cản lớn nhất trên con đường xây dựng hệ thống dữ liệu chính là Nguồn dữ liệu. Làm sao để có được dữ liệu đầu vào để phân tích, đó mới là vấn đề.
Hãy đăng ký để được tư vấn về vấn đề này
Lời kết
Việc phân tích dữ liệu là thực sự quan trọng
Việc phân tích dữ liệu nhân sự là rất quan trọng vì nó mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức và quản lý nhân sự.
Hiểu rõ nhân viên và nhu cầu của họ:
Phân tích dữ liệu nhân sự giúp tổ chức hiểu sâu về nhân viên của mình. Bằng cách tìm hiểu về hiệu suất công việc, sự cam kết và nhu cầu phát triển của nhân viên, tổ chức có thể tạo ra các chính sách, chương trình và cơ hội phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của nhân viên.
Tăng cường quyết định chiến lược nhân sự:
Dữ liệu nhân sự cung cấp thông tin quan trọng để hỗ trợ việc ra quyết định chiến lược nhân sự. Phân tích dữ liệu giúp xác định các xu hướng, mô hình và liên kết giữa các biến nhân sự, từ đó tạo ra các phương án và quyết định chiến lược nhằm tăng cường tài năng, cải thiện hiệu suất và đảm bảo phù hợp với mục tiêu kinh doanh của tổ chức.
Đánh giá hiệu suất và quản lý nhân viên:
Phân tích dữ liệu nhân sự cung cấp cái nhìn toàn diện về hiệu suất của nhân viên và tạo ra các chỉ số đo lường để đánh giá và quản lý nhân viên. Nhờ đó, tổ chức có thể xác định những nhân viên đóng góp nhiều nhất, những khu vực cần cải thiện và đưa ra các biện pháp để thúc đẩy hiệu suất làm việc.
Dự báo và kiểm soát tỷ lệ nghỉ việc:
Phân tích dữ liệu nhân sự cho phép dự báo và kiểm soát tỷ lệ nghỉ việc. Bằng cách xác định các yếu tố có liên quan đến việc nghỉ việc và sử dụng mô hình dữ liệu, tổ chức có thể đưa ra các biện pháp để giữ chân nhân viên tài năng và giảm tỷ lệ nghỉ việc.
Tăng cường khả năng dự đoán và lập kế hoạch:
Phân tích dữ liệu nhân sự giúp tổ chức dự đoán và lập kế hoạch cho các sự kiện tương lai như lỗ hổng nhân sự, sự phát triển của nhân viên và các nhu cầu mục tiêu của tổ chức. Bằng việc phân tích xu hướng và mẫu số từ dữ liệu nhân sự, tổ chức có thể chuẩn bị và đáp ứng mục tiêu chiến lược dài hạn.
Tóm lại, việc phân tích dữ liệu nhân sự là rất quan trọng để hiểu và tăng cường quản lý nhân sự. Nó giúp tăng cường quyết định chiến lược, đánh giá hiệu suất, dự đoán và kiểm soát tỷ lệ nghỉ việc và tạo ra kế hoạch dài hạn cho tổ chức.