Phân tích lãng phí trong hoạt động doanh nghiệp sản xuất
2 lỗ hổng lớn nhân gây thất thoát hàng ngày
Trong quá trình vận hành nhà ăn tập thể tại các nhà máy hoặc khu công nghiệp, đặc biệt là với quy mô lớn từ 1.000 – 5.000 công nhân, thất thoát và lãng phí liên quan đến quy trình kiểm soát cấp phát suất ăn thường diễn ra qua 2 tình huống sau
Nguyên nhân #1: Dự báo không chính xác về số lượng nhân viên đi ăn
Một trong những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến lãng phí trong nhà ăn công nghiệp chính là vấn đề dự báo số lượng suất ăn không chính xác. Trong thực tế vận hành, việc lập kế hoạch thường phụ thuộc vào thông tin từ nhiều bộ phận khác nhau như nhân sự, hành chính, tổ trưởng sản xuất hoặc các quản lý ca. Tuy nhiên, sự thiếu đồng bộ, chênh lệch về thời gian cập nhật, và sai lệch trong việc nắm bắt biến động nhân sự (nghỉ phép, tăng ca, ca linh hoạt…) khiến số liệu dự báo thường không sát với thực tế.
Vấn đề càng trở nên phức tạp khi nhà máy có nhiều ca làm việc, luân chuyển nhân sự liên tục hoặc không có hệ thống ghi nhận tự động. Trong bối cảnh đó, việc dựa vào phương pháp thủ công hoặc truyền đạt bằng bảng tính nội bộ không còn đáp ứng được tính chính xác và kịp thời, dẫn đến chuỗi sai sót kéo dài từ khâu lập kế hoạch đến cấp phát và thanh toán. Đây chính là điểm nghẽn lớn cần được giải quyết bằng một giải pháp quản lý thống nhất, dữ liệu thời gian thực và khả năng tích hợp với các hệ thống nội bộ khác.
3 yếu tố khiến việc dự báo đầu ngày trở nên sai lệch, không chính xác:
Nhiều ca làm việc
Càng nhiều ca làm việc thì càng dễ xảy ra việc dự báo không chính xác. Việc lập danh sách nhân sự cho từng ca thường do các tổ trưởng, quản lý sản xuất, hoặc bộ phận nhân sự đảm nhiệm. Nếu các thông tin này không được tổng hợp đồng bộ vào một hệ thống chung, dự báo sẽ bị phân mảnh, chồng chéo hoặc thiếu hụt.
Biến động tạm thời
Số lượng công nhân làm việc ở mỗi ca thường không cố định, thay đổi hàng ngày do:
-
Nghỉ phép, nghỉ bù, hoặc nghỉ đột xuất.
-
Làm thêm, đổi ca, tăng ca bất thường.
-
Nhân sự tạm thời, thời vụ hoặc điều chuyển giữa các bộ phận.
Khi không có hệ thống cập nhật theo thời gian thực, thông tin này thường bị trễ hoặc không được phản ánh kịp thời, khiến dự báo lệch so với thực tế.
Tâm lý sợ trách nhiệm
Dự báo thấp hơn thực tế sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Nếu dự báo cao hơn thực tế, suất ăn bị thừa ra nhưng khó lòng quy trách nhiệm cho bộ phận nào (vì không có báo cáo thống kê về số lượng người đi ăn thực tế). Do đó, các bộ phận sẽ có xu hướng dự báo nhiều để “an toàn”
Hệ quả thất thoát:
Điều này dẫn đến hệ quả là dự báo thường cao hơn nhu cầu thực tế, suất ăn bị thừa ra, gây lãng phí nguyên liệu và chi phí chế biến. Doanh nghiệp thường phải trả chi phí nhiều hơn so với nhu cầu thực tế, khiến chi phí vận hành giảm sự tối tưu.
Trong trường hợp doanh nghiệp “khoán” chi phí cho đơn vị thuê ngoài, doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp, khi các lãng phí này sẽ làm giảm chất lượng của từng suất ăn mà họ cung cấp cho nhân viên.
Nguyên nhân #2: Thiếu kiểm soát trong quá trình cấp phát suất ăn
Một trong những vấn đề âm thầm nhưng gây tổn thất lớn trong vận hành nhà ăn công nghiệp là hành vi lấy nhiều phần ăn của một số nhân viên, xuất phát từ ý thức kỷ luật chưa cao hoặc lỗ hổng trong kiểm soát. Dù không phổ biến trên diện rộng, nhưng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, hành vi này sẽ gây ra lãng phí, mất công bằng và ảnh hưởng đến trật tự trong nhà ăn.
1. Lấy nhiều suất ăn trong cùng một ca
Một số nhân viên có thể cố tình quay lại nhiều lần để nhận thêm suất ăn – cho bản thân hoặc mang về cho người khác. Trong môi trường cấp phát thủ công hoặc thiếu cơ chế kiểm soát điện tử, việc này rất khó phát hiện, đặc biệt khi lượng công nhân lớn và khâu giám sát mỏng.
2. Nhận suất hộ cho người khác
Dưới danh nghĩa “giúp đỡ”, nhiều trường hợp nhân viên nhận suất hộ cho đồng nghiệp không ăn trong ca đó, hoặc chưa tới, dẫn đến số liệu thống kê bị sai lệch nghiêm trọng, gây khó khăn trong thanh toán và phân tích chi phí thực tế.
3. Tâm lý “không ăn cũng lấy cho đỡ phí”
Trong môi trường nhà máy, nếu nhân viên biết rằng suất ăn không được kiểm soát chặt, sẽ dễ nảy sinh tâm lý tận dụng – ví dụ: lấy dù không ăn, ăn ít nhưng vẫn lấy đủ, hoặc “dự trữ” cho sau. Tâm lý này lâu dần hình thành thói quen lấy trước, nghĩ sau, gây lãng phí đáng kể
Tỉ lệ thất thoát 3% số suất ăn không phải là con số nhỏ
Doanh nghiệp sản xuất có thể thất thoát hàng trăm triệu mỗi tháng
5 yếu tố khiến tăng tỉ lệ thất thoát:
Tỉ lệ thất thoát thường khó xác định nếu không có hệ thống đo lường. Trên thực tế, tỉ lệ thất thoát có thể dao động từ 3-5% trên tổng số suất ăn, do sự ảnh hưởng bởi 5 yếu tố sau

1. Doanh nghiệp có nhiều đối tượng cùng làm việc
Nhiều đối tượng cùng làm việc trong khuôn viên nhà máy có thể khiến tăng số lượng suất ăn một cách không kiểm soát. Các đối tượng gồm
- Nhà thầu
- Lao động thời vụ
- Nhân viên thuê ngoài
Đặc biệt: các lao động càng ngắn hạn, càng ít quan tâm đến quy định của nhà ăn, sẵn sàng lấy nhiều phần gây ra lãng phí

2. Doanh nghiệp có nhiều ca ăn
Khi có nhiều ca làm việc dẫn đến nhiều ca ăn, các tình huống sai lệch này càng xảy ra thường xuyên và khó kiểm soát hơn, nguyên nhân đến từ việc
- Làm ở ca này nhưng lại ăn ở ca khác
- Nán lại ăn thêm ở ca sau
- Đến sớm ăn thêm ở ca trước

3. Doanh nghiệp có phúc lợi thấp
Phúc lợi càng thấp, công nhân càng dễ có xu hướng vi phạm các quy tắc trong nhà ăn, sẵn sàng gây lãng phí cho doanh nghiệp để đổi lấy quyền lợi cho mình. Ở những doanh nghiệp phúc lợi thấp, đặc biệt là khi chất lượng bữa ăn không cao, tỉ lệ thất thoát có thể lên đến hơn 20%

4. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trình độ thấp
Do đặc thù ngành nghề, để giảm chi phí nhân công, doanh nghiệp sẵn sàng tiếp nhận lao động có trình độ thấp, chưa tốt nghiệp đào tạo phổ thông. Trình độ càng thấp, lao động càng có xu hướng vi phạm các quy định nhà ăn.

5. Doanh nghiệp không tổ chức phân luồng
Tỉ lệ thất thoát có thể giảm nếu doanh nghiệp tổ chức luồng xếp hàng nhận suất ăn. Ngược lại, nếu không tổ chức phân luồng và để xảy ra tình trạng chen lấn xô đẩy, tỉ lệ thất thoát sẽ có xu hướng tăng lên, có nơi lên đến 30%
Canteen Management Solution
Giải pháp phần mềm quản lý suất ăn, nhà ăn nhân viên cho các doanh nghiệp




eCMS là viết tắt của electronic Canteen-meal Management Solution – hệ thống điện tử quản lý suất ăn. Đây là một ứng dụng công nghệ thông tin giúp tổ chức và quản lý quá trình cấp phát suất ăn cho nhân viên, cán bộ, công nhân, sinh viên học sinh hoặc bất kỳ nhóm người nào cần được cung cấp suất ăn.
Các tên thường gọi:
- Phần mềm / Giải pháp quản lý suất ăn công nghiệp
- phần mềm / Giải pháp quản lý nhà ăn
- Phần mềm / Giải pháp cấp phát suất ăn
- phần mềm nhà ă
Giải pháp công nghệ giúp giảm lãng phí
Giới thiệu giải pháp quản lý quy trình cấp phát suất ăn

Quản lý suất ăn, nhà ăn
Giải pháp eCMS giúp doanh nghiệp quản lý suất ăn và nhà ăn hiệu quả bằng cách cho phép nhân viên đăng ký trước món ăn và số lượng suất ăn. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu nguồn lực, giảm thiểu lãng phí, và đảm bảo chất lượng bữa ăn đáp ứng nhu cầu của nhân viên.

Quản lý người đi ăn
Giải pháp tích hợp các hệ thống nhận diện thông minh như vân tay, thẻ từ, và nhận dạng khuôn mặt, giúp nhận diện chính xác người đi ăn. Nhờ đó, nhà ăn không chỉ phát đúng suất cho người đăng ký mà còn dễ dàng kiểm soát ai đã đăng ký và ai đã nhận suất ăn, đảm bảo quy trình nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn.

Ghi nhận dữ liệu
Giải pháp không chỉ hỗ trợ đăng ký và kiểm soát quá trình đi ăn tại nhà ăn doanh nghiệp mà còn tự động ghi nhận dữ liệu của từng suất ăn. Nhờ vào báo cáo chi tiết này, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả sử dụng suất ăn, tối ưu chi phí và đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp cho nhân viên, từ đó nâng cao sự hài lòng và quản lý chi phí hiệu quả.
Giá trị của giải pháp quản lý suất ăn
Lợi ích cho doanh nghiệp

Tiết kiệm thời gian & Tránh lãng phí
- Hệ thống giúp kiểm soát được số lượng và chất lượng của phần ăn
- Phòng tránh thất thoát giảm lãng phí
- Giúp giảm bớt thời gian báo suất cơm, phát phiếu ăn, đăng ký cho người ăn

Thống kê nhanh chóng
- Dashboard quản trị trực quan, chuyên nghiệp
- Dễ dàng so sánh đối chiếu số lượng suất ăn đã cung cấp
- Thống kê và báo cáo dữ liệu tức thời

Tiện ích và mở rộng
- Tích hợp với các phần mềm khác (HRM, ERP,…)
- Khảo sát độ hài lòng của nhân viên về suất ăn

Công nghệ mới
- Vận hành trên nền tảng Web, tự động hóa quy trình quản lý suất ăn
- Có thể truy xuất dữ liệu mọi lúc mọi nơi
- Dễ dàng sử dụng và vận hành

Tăng sự hài lòng của nhân viên
- Nhân viên đảm bảo được ăn đúng và đủ món
- Quản lý các phụ cấp dành cho nhóm nhân viên đặc biệt thông qua các bữa ăn sáng, ăn phụ, bánh, sữa

Thể hiện sự chuyên nghiệp
- Xây dựng được hình ảnh của công ty
- Nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân viên
Đăng ký tư vấn