Bạn muốn biết quản trị chiến lược là gì? Và tại sao mọi doanh nghiệp cần phải thực hiện quản trị chiến lược? Những thắc mắc này, sẽ được chúng tôi phân tích và giải đáp cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây.
1. Quản trị chiến lược là gì?
Quản trị chiến lược là tổng hợp tất cả các hoạt động và quá trình đang diễn ra mà một tổ chức dùng để phối hợp và đồng bộ hóa một cách có hệ thống các nguồn lực, cùng các hành động với sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược xuyên suốt trong một tổ chức.
Các hoạt động quản trị chiến lược sẽ hô biến một kế hoạch tĩnh, thành một hệ thống động cung cấp các thông tin phản hồi về kết quả thực hiện chiến lược cho các cấp ra quyết định và giúp cho kế hoạch đó tiến hóa, phát triển khi những yêu cầu và tình hình thay đổi.
Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển trong một kế hoạch nhất định
Như vậy, nhiệm vụ quản trị chiến lược sẽ bao gồm ba phần chính: thiết lập mục tiêu (xác định tổ chức muốn đi đâu, về đâu), xây dựng kế hoạch (xác định tổ chức sẽ đi đến đó bằng con đường nào), bố trí, phân bổ nguồn lực (tổ chức dùng phương tiện, công cụ gì để đến đó).
2. Quá trình quản trị chiến lược trải qua những giai đoạn nào?
Quản trị chiến lược được thực hiện qua bốn giai đoạn chính:
- Phân tích tình hình: Bao gồm cả môi trường bên trong và bên ngoài. Phân tích này thường tính luôn cả phân tích chính trị, môi trường, xã hội, công nghệ; phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.
- Xây dựng chiến lược: Bao gồm việc xác định sứ mệnh, thiết lập các mục tiêu, đề ra các chiến lược, chính sách.
- Triển khai thực hiện chiến lược: Bao gồm các chương trình hành động, ngân sách, quy trình.
- Đánh giá và kiểm soát: Bao gồm tất cả việc đánh giá kết quả và đưa ra những hiệu chỉnh cần thiết.
Quản trị chiến lược được thực hiện theo một quá trình bài bản
Đảm bảo thực hiện các giai đoạn trong quá trình quản trị chiến lược nêu ra trên đây, sẽ giúp doanh nghiệp có thể phát triển ổn định, lâu bền.
3. Tại sao doanh nghiệp phải thực hiện quản trị chiến lược?
Theo thống kê mới nhất, phần lớn các công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, thường bị cuốn vào vòng xoáy của công việc phát sinh hàng ngày. Cụ thể là những công việc liên quan đến sản xuất hoặc mua hàng, tìm kiếm khách hàng, bán hàng, giao hàng, thu tiền, quản lý hàng tồn, công nợ… Hầu hết những việc này được giải quyết theo yêu cầu phát sinh, xảy ra đến đâu, giải quyết đến đó, chứ không hề được hoạch định một cách bài bản, hay quản lý một cách có hệ thống và đánh giá hiệu quả một cách khoa học.
Việc thực hiện theo cách đến đâu tính đến đó, đã chiếm hết thời gian của các cấp quản lý nhưng vẫn bị rối và luôn ở tình trạng bị động. Quản trị viên cấp cao, nhất là các giám đốc điều hành, thường bị công việc phát sinh “dẫn dắt” đến mức không biết phải làm thế nào cho đúng và phù hợp.
Nếu không có quản trị chiến lược, doanh nghiệp chẳng khác gì những người đi trong rừng, không có định hướng rõ ràng, chỉ thấy ở đâu có lối thì đi, khiến việc càng đi càng bị lạc hướng. Vậy nên, việc đưa ra quản trị chiến lược sẽ giúp tổ chức, doanh nghiệp xác định rõ ràng mục tiêu, hướng đi, vạch ra các con đường hợp lý và phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu để đảm bảo đi đến mục tiêu đã định trong khoảng thời gian cho phép.
Doanh nghiệp cần xây dựng quản trị chiến lược để có hướng đi đúng đắn
Thông thường, mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp được xác định dựa trên cơ sở các phân tích cẩn trọng và khoa học về tình hình thị trường, khách hàng, xu thế tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi về công nghệ, môi trường pháp lý, tình hình kinh tế xã hội, cùng những điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ xuất phát có từ bên ngoài hay chính bên trong doanh nghiệp.
Mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp cũng bắt nguồn từ sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi của tổ chức, doanh nghiệp. Sự kết hợp giữa điều muốn và việc có thể làm, thông qua các phân tích khoa học sẽ giúp tổ chức không lún sâu vào những ảo tưởng vô căn cứ hay ngược lại bỏ lỡ cơ hội phát triển do dựa vào những tiêu chí đã đặt ra ban đầu.
Đến đây, chúng ta có thể khẳng định được rằng, quản trị chiến lược là một hoạt động quan trọng, góp phần rất lớn trong việc nâng tầm cũng như mở rộng quy mô phát triển doanh nghiệp theo hướng bài bản, chuyên nghiệp có hệ thống.
4. Quản trị chiến lược bằng quản trị nhân sự
Đề có thể quản trị chiến lược thì doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình bên trong doanh nghiệp. Bằng cách sử dụng các phần mềm quản lý nhân sự, doanh nghiệp có thể ghi nhận đầy đủ và chính xác tình hình thay đổi nhân sự của mình. Phần mềm quản lý nhân sự ezHR9 là giải pháp đơn giản và hiệu quả cho những doanh nghiệp nào chưa chú trọng đầu tư vào việc quản lý hoặc chưa hài lòng với cách thức quản lý hiện tại.