Chọn trang

BNI - CEO Chapter

ceo chapter

CEO là Chapter là một nhóm doanh nghiệp hoạt động theo mô hình BNI (Business Network International). Đây là Chapter BNI đầu tiên thành lập tại Việt Nam, ra đời từ năm 2010. Các hội viên được chọn lọc theo tinh thần “mong muốn hướng đến vị trí dẫn đầu trong ngành nghề mà mình đại diện”.

Điểm chung của các thành viên trong CEO Chapter là “luôn nỗ lực 100% để trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực của mình”

Hiện nay, các thành viên CEO tổ chức gặp mặt nhau định kỳ vào thứ Ba hàng tuần để tiến hành trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển

1. Tiêu chí kết nạp hội viên

Ngoài quy định của BNI, Hội viên được xem xét kết nạp vào CEO khi đáp ứng 02 tiêu chí:

1.1 Doanh nghiệp mà người đề nghị kết nạp đại diện: có ngành nghề không trùng với hội viên của CEO Chapter; hoạt động ít nhất đủ 5 năm; có tổ chức rõ ràng.

1.2 Cá nhân đề nghị kết nạp: là người có thái độ và hành động phù hợp với tôn chỉ của CEO Chapter và đang giữ vị trí điều hành doanh nghiệp (CEO hoặc Giám đốc).

2. Quy trình kết nạp

Ban MC dựa trên tiêu chí kết nạp Hội viên để xét đơn xin gia nhập. Sau khi xét thấy đáp ứng tiêu chí kết nạp, Ban MC gửi thông tin đề nghị kết nạp để BKS xem xét và có ý kiến. Thông tin được gửi đến BKS trong đó có ý kiến cụ thể về Mục 1 và Mục 2 nêu tại Điều này

Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của Ban MC, đại diện BKS phải có ý kiến trả lời cụ thể là chấp thuận hay không chấp thuận kết nạp hội viên. Nếu quá thời hạn nêu trên mà BKS không có ý kiến thì xem như là chấp thuận việc kết nạp hội viên mà Ban MC đề xuất.

3. Tiêu chí đánh giá hội viên

Hội viên chất lượng: Là hội viên sau 12 tháng hoạt động đang là thành viên của 01 Power Team đang hoạt động trong CEO.

Tài liệu hội viên BNI

 

10 câu hỏi cải tiến từ Robert French

  1. Sản phẩm / dịch vụ của bạn đem lại lợi ích gì cho khách hàng
  2. Điểm khác biệt của bạn ?
  3. 10 ngành nghề bạn muốn tiếp cận?
  4. Làm sao để khởi đầu câu chuyện về bạn?
  5. Làm sao để tạo ra cơ hội giới thiệu về bạn
  6. Khách hàng nói gì về bạn?
  7. Top 20 khách hàng của bạn, sẵn sàng giới thiệu cho người khác
  8. Tôi cần làm gì để giúp bạn
  9. Bạn tìm kiếm/ network ở nơi nào / sự kiện nào ?
  10. Hành động tiếp theo của chúng ta là gì

 

 

12 câu hỏi truyền thống

  1. Mô tả cụ thể về sản phẩm/dịch vụ công ty bạn cung cấp:
  2. Dịch vụ/sản phẩm đó có gì khác biệt với các đối thủ cạnh tranh? (ví dụ về thời gian bảo hành ….)
  3. Khách hàng và thị trường mục tiêu của bạn là ai? (ví dụ: luật sư, kinh doanh nhà, nhân viên ngân hàng…)
  4. Những ngành nghề nào có thể kết hợp với dịch vụ của bạn mà hiện tại Chapter chưa có [Ngành nghề không cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm/dịch vụ của bạn trong cùng một thị trường]
  5. Tôi nên mở đầu một cuộc hội thoại như thế nào để có thể dẫn dắt khách hàng nói ra nhu cầu của họ? [ví dụ: Dịch vụ vệ sinh: “anh/chị phải mất bao nhiêu thời gian để dọn dẹp nhà cửa? Luật sư: Anh/chị có biết những quyền lợi mà một chủ doanh nghiệp có là gì không..]
  6. Những cụm từ nào nếu tôi nghe thấy sẽ là một lời giới thiệu tốt cho bạn?(ví dụ: Kế toán: “ tôi không có thời gian làm báo cáo thuế; Người làm website: tôi đang muốn tìm cơ hội phát triển kinh doanh ở thị trường quốc tế; in ấn: tôi sắp kết hôn….)
  7. Làm thế nào để tôi có thể đánh giá đâu là referral tốt cho bạn nếu tôi thấy referral ấy thực sự tiềm năng? [ví dụ: “Tôi có thể nói …thực sự anh/chị đang cần một ngường giúp việc không?; Tôi có thể thông báo lại cho họ là họ sẽ được đến nhà anh/chị vào 10 sáng ngày mai không?]
  8. Đâu sẽ là một referral không thích hợp với bạn? [ví dụ: Đối với những nhà phân phối: – Đơn hàng mua lẻ, Nhà thầu – Đồ nội thất…]
  9. Những quan niệm sai về dịch vụ/sản phẩm của bạn thường là gì? Và Tôi nên nói gì với những người có quan điểm sai đó?[Ví dụ:  Tư vấn phong thủ thường rất đắt đỏ,  dịch vụ cô dâu thường có những chi phí không rõ ràng]
  10. Bạn có hài lòng với các thông tin quảng cáo của mình[ Có/không ] Ý kiến của tôi là…. [cung cấp những lời nhận xét mang tính xây dựng]
  11. Từ 1 đến 10, bạn đánh giá tôi sẽ là người hợp tác với bạn ở mức nào? [1: không phù hợp, 10: rất phù hợp][Nên thẳng thắn đưa ra ý kiến bình luận– đó là dấu hiệu phân biệt đâu là hội viên phù hợp để kết hơp với bạn
  12. Tôi cần làm điều gì khác để đáp ứng được mức số 10?

 

 

10 câu hỏi để tìm hiểu sâu về cá nhân hội viên 

  1. Hãy cho biết bạn đã khởi nghiệp như thế nào? Đây là dạng câu hỏi để mở đầu & tạo không khí cho cuộc trao đổi. Hãy kể cho đối tác nghe việc bạn đã khởi nghiệp như thế nào với ý định tạo ra cơ hội chứng thực tốt hơn về bạn (liên quan đến năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, bí quyết, tính cách, đam mê…)
  2. Điều bạn thích nhất về việc mình đang làm? Hãy kể cho tôi nghe về một khách hàng gần nhất mà bạn thật sự ưa thích khi giúp họ Hãy kể cho đối tác hiểu tại sao bạn đam mê hay yêu thích điều bạn làm với đầy đủ chi tiết & những câu chuyện. Đây là những điều rất quan trọng nhằm hỗ trợ người tiềm năng như bạn
  3. Điều gì giúp bạn và công ty của bạn khác biệt so với đối thủ? Cung cấp vài điểm chú chốt để trình bày nhanh và dễ dàng cho khách hàng tiềm năng hiểu tại sao bạn rất đáng tin cậy trong công việc
  4. Bạn có lời khuyên nào cho người mới khởi nghiệp trong ngành nghề của bạn? Trả lời giúp đối tác trong Power Team hiểu rõ triết lý kinh doanh của bạn. Bạn cần đảm bảo nhất mạnh đến tầm quan trọng của việc xây dựng quan hệ tốt và mang đến giá trị tốt nhất cho khách hàng
  5. Những xu hướng sắp diễn ra đối với doanh nghiệp bạn hay ngành nghề của bạn? Hãy chia sẻ thông tin & các chiến lược tìm kiếm lợi nhuận từ những xu hướng. Nếu được câu trả lời của bạn nên liên hệ đến các giá trị khác biệt như những người tiên phong
  6. Theo bạn những chiến lược nào hiệu quả nhất để quảng bá doanh nghiệp của bạn? Trả lời của bạn sẽ trở thành chứng thực cho thành công của bạn thông qua hoạt động networking & referral theo phương thức truyền miệng
  7. Bạn muốn thay đổi điều gì nếu bạn mong muốn có sự thay đổi liên quan đến doanh nghiệp bạn hay ngành nghề của bạn? Giúp đối tác Power Team hiểu những khó khăn hay thách thức của bạn qua đó đối tác có thể đưa ra những lời chứng thực hấp dẫn như một đối tác tốt/đáng tin cậy cho sự cam kết & toàn vẹn về sự vượt trội của bạn
  8. Sự kiện lớn sắp xảy ra đối với bạn là gì? Giúp đối tác Power Team hiểu rõ hơn về bạn từ đó đưa ra những lời chứng thực với chi tiết đa dạng và hấp dẫn khách hàng mục tiêu hơn
  9. Điều thách thức lớn nhất hiện nay của bạn là gì? Trả lời nhằm cung cấp thông tin sâu sắc tạo thấu hiểu về bạn và cuộc sống của bạn, giúp đối tác Power Team hiểu bạn tốt hơn với tư cách cá nhân cũng như giúp khám phá “tiền có sẵn trên bàn” với nhiều cơ hội referral
  10. Bạn đang tìm kiếm khách hàng mục tiêu nào? Làm thế nào tôi có thể nhận biết khách hàng tiềm năng tốt nhất cho bạn? Sự kiện hay tình huống kinh doanh nào bạn ưu tiên quan tâm nhất? Bạn càng mô tả kỹ chân dung khách hàng mục tiêu (họ là ai và bạn đang tìm kiếm những ai) bạn sẽ giúp đối tác Power Team dễ dàng nhận biết khách hàng mục tiêu, đưa ra những chứng thực hấp dẫn và tạo ra referral để kiếm tiền. Hãy cho đối tác Power Team biết rõ những dấu hiệu/tín hiệu hữu hình và gợi ý bằng lời nói mà đối tác cần lưu ý để phát hiện nhu cầu của khách hàng (xem chi tiết thêm trong phần Listen & Look For của Connector to Creator Worksheet dựa vào củng loại ngành hàng và Contact Sphere

Lưu ý: bạn có thể sử dụng một vài trong số 10 câu hỏi ưa thích để kích hoạt & tạo không khí thảo luận cởi mở & hứng thú tại các cuộc trao đổi hoặc hiểu biết khách mời trong các cuộc họp networking

Trích từ chương trình Power Team Certified
Bản quyền © 2011 by Ivan Misner & Lee Abraham
(Bản dịch: Trần Anh Tuấn, BNI Connect Chapter)