Trong quá trình quản trị nhân sự, có rất nhiều khái niệm mà nhà quản trị cần nắm rõ để tạo lợi thế cạnh tranh cho mình và phục vụ quá trình hoạch định, quản trị nhân sự hiệu quả và phát triển bền vững nhất. Một trong những khái niệm mà nhà quản trị nhân sự thời đại 4.0 phải nắm vững là “knowledge management”. Vậy knowledge là gì? Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm này trong hoạt động quản trị nhân sự.
Knowledge là gì?
Ngày nay, nền kinh tế tri thức ngày càng được phát triển, thay vì chỉ chú trọng vào sức lao động thì nhà quản trị càng quan tâm đến một “tài sản” vô giá của nhân viên đó là “knowledge” – nghĩa là tri thức, kiến thức.
Knowledge Management là gì?
Knowledge Management là quản trị tri thức. Đây là một khái niệm không quá mới, tuy nhiên thế giới càng phát triển, con người càng quan tâm về nó. Bởi lẽ, hàng nghìn năm trước, con người đã cố gắng tìm ra những các lưu giữ tri thức bằng các hình ảnh trên đá, tre, giấy,… và ngày nay là sách, tài liệu điện tử. Đây là một dạng căn bản của quản trị tri thức.
Mở rộng ra, quản trị tri thức là tạo ra tri thức, và việc này được nối tiếp với việc thể hiện kiến thức, truyền bá và sử dụng kiến thức, và sự duy trì (lưu giữ, bảo tồn) và cải biên kiến thức. Một số khái niệm khác trong ngành nhân sự cần biết như: Quản trị tri thức là hoạt động quan tâm tới chiến lược và chiến thuật để quản lý những tài sản mà trọng tâm là con người. Như vậy, ta có thể thấy, quản trị tri thức chính là hoạt động lấy yếu tố con người làm trọng tâm.
Vì sao phải knowledge management?
Ngày càng nhiều các công ty hoạt động đa lĩnh vực ra đời:
Các công ty Agency ở mọi lĩnh vực được ra đời, điều này dẫn đến, tri thức của một cá nhân khó lòng đáp ứng được nhu cầu của công việc và khách hàng. Để làm quá trình này trở nên đơn giản và hiệu quả hơn, quá trình trao đổi, thảo luận để chia sẻ tri thức phải diễn ra tại doanh nghiệp hiệu quả và sáng tạo. Thông tin được trao đổi càng cởi mở, hoạt động quản trị tri thức diễn ra càng hiệu quả, năng suất làm việc của doanh nghiệp càng cao.
Thay vì quản trị “chuyên quyền” các doanh nghiệp hiện đại có xu hướng “trao quyền” cho nhân viên
Trong hoàn cảnh các yếu tố môi trường thay đổi liên tục, việc doanh nghiệp phải “ứng biến” nhanh chóng trước sự thay đổi đó thì nhân viên cần có đủ tri thức để có thể ra quyết định đối với các trường hợp ít nghiêm trọng thay vì chờ chỉ thị từ nhà lãnh đạo. Để làm được điều này, các chương trình đào tạo phải được tổ chức để truyền tải tri thức đến nhân viên. Nhân viên càng chủ động đề xuất giải pháp doanh nghiệp càng có nhiều phương pháp để xử lý. Tránh hoàn cảnh rơi vào khủng hoảng chỉ vì thiếu phương pháp xử lý thích hợp.
Tỷ lệ nhân viên “nhảy” việc ngày càng cao:
Khác với những quan điểm về nghề nghiệp trước kia, người trẻ ngày càng ít có xu hướng gắn bó lâu dài với tổ chức. Do đó, tổ chức lại đứng trước tình trạng dễ dàng “chảy máu chất xám” khi “công sức” đào tạo nhân viên bị “mất trắng” khi nhân viên quyết định nghỉ việc. Do đó, việc quản trị tri thức cũng bao gồm việc chia sẻ, nhân viên cũ training lại cho nhân viên mới và các chính sách lương thưởng, đãi ngộ cho nhân viên làm việc lâu năm.
Và cuối cùng, ở bất cứ thời đại nào, nguồn nhân lực có tri thức cũng vô cùng quan trọng với tổ chức:
Nhân lực giống như mạch máu của tổ chức, một nguồn nhân lực dồi dào, thông thái và cùng có một mục tiêu thống nhất sẽ đưa doanh nghiệp chinh phục những tầm cao mới. Các doanh nghiệp có nguồn nhân lực có tri thức đa chiều và cập nhật nhanh chóng những tri thức mới thì dù hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng sẽ có những lợi thế vô cùng lớn trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu.
Làm thế nào để knowledge management trong doanh nghiệp hiệu quả?
Hãy bắt đầu quản trị tri thức bằng việc tuyển chọn, hoạch định, xác định các nguồn tri thức cần có, lập kế hoạch đào tạo tuyển dụng, đánh giá hiệu quả công việc… Quá trình này càng được quan tâm và hoạt động này càng cụ thể và chi tiết thì kết quả thu được càng cao.
Áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động truyền giữ tri thức. Hãy biến những lợi thế của công nghệ thông tin để “chống lại” những thách thức mà công nghệ thông tin mang tới doanh nghiệp.
Tạo môi trường làm việc thân thiện, sẵn sàng sẻ chia sẽ giúp quá trình truyền thông tri thức diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Một môi trường làm việc hiệu quả, văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp “giữ chân” nhân tài hiệu quả bên cạnh một chế độ đãi ngộ phù hợp.