OT là một khái niệm tương đối phổ biến trong ngày nhân sự. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về OT, cách tính lương tăng ca phù hợp với quy định nhà nước và mức phạt khi không trả đủ OT.
1. Tăng ca là gì?
Làm việc OT (Overtime), hay còn được gọi là làm tăng ca, là trường hợp nhân viên làm thêm thời gian so với khung thời gian được quy định trong hợp đồng lao đồng với doanh nghiệp. Điều này xảy ra khi doanh nghiệp đang trong mùa cao điểm, cần phải đẩy nhanh tiến độ công việc nên cho nhân viên làm nhiều hơn thời gian đã thỏa thuận.
2. Điều kiện khi cho nhân viên tăng ca.
Thông thường, khung giờ làm việc của người lao động sẽ không quá 8h/ngày và không quá 48h/tuần. Theo khoản 2 điều 107 Bộ luật lao động 2019, khi cho nhân viên làm thêm cần lưu ý một số điều sau:
- Có được sự đồng ý của người lao động.
- Giờ làm thêm không quá 50% số giờ lao động bình thường trong 01 ngày. Nếu bình thường nhân viên chỉ làm 7h/ngày thì chỉ được phép cho nhân viên làm thêm 3,5h.
- Nếu quy định thời gian làm thêm theo tuần hoặc theo tháng thì tổng số giờ làm việc bình thường và làm thêm không quá 12h/ngày và 40h/tháng.
- Số giờ làm thêm không quá 200h/năm.
- Khung làm thêm thời gian ban đêm sẽ được tính từ 22h- 6h.
3. Cách tính lương tăng ca chuẩn.
Tính lương tăng ca vào ban ngày với người lao động được hưởng lương theo thời gian
Trong đó:
- Mức ít nhất 150% áp dụng trong trường hợp người lao động làm thêm vào ngày thường.
- Mức ít nhất 200% áp dụng trong trường hợp người lao động làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần.
- Mức ít nhất 300% áp dụng trong trường hợp người lao động làm thêm vào ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
Lưu ý là tiền lương thực trả không bao gồm tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền làm thêm giờ.
Tính lương tăng ca vào ban đêm với người lao động được hưởng lương theo thời gian
Công thức tính lương tăng ca của người lao động:
Giả sử lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày bình thường là A, chúng ta có thể tính lương như sau:
- Làm thêm vào ban đêm vào ngày làm việc bình thường nếu người lao động chưa làm việc vào ban ngày: 150%A + 30%A +20%* 100%A = 200%A.
- Làm thêm vào ban đêm vào ngày làm việc bình thường nếu người lao động đã làm việc vào ban ngày: 150%A + 30%A + 20%*150%A = 210%A.
- Làm thêm vào ban đêm vào ngày nghỉ hàng tuần: 200%A + 30%A + 20%*200%A = 270%A.
- Làm thêm vào ban đêm vào ngày nghỉ lễ: 300%A + 30%A + 20%*300%A = 390%A.
Ví dụ nếu một bạn tăng ca ở quán cà phê với mức lương giờ thực trả ngày làm việc bình thường là 50.000 đồng/h từ 22h đến 2h sáng ngày chủ nhật. Tiền tăng ca mà chủ quán cần phải trả bạn là 50.000 x ít nhất 270% x 4 = Ít nhất 540.000 đồng.
4. Mức phạt khi doanh nghiệp không trả lương tăng ca?
Theo Khoản 2 Điều 17 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP, tùy thuộc vào số lượng lao động mà công ty không trả đủ, cá nhân sử dụng lao động nếu chậm trả hoặc trả chậm lương cho người lao động sẽ bị phạt từ 5.000.000 – 50.000.000 đồng, còn tổ chức thì phải gấp 2 lần tiền phạt.
Ngoài ra khi người sử dụng lao động trả chậm tiền thì buộc phải trả thêm tiền lãi cho người lao động theo mức lãi suất không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm đó.
Tham khảo mẫu bảng thanh toán tiền tăng ca theo thông tư 133 TẠI ĐÂY để lên bảng lương chuẩn.
Dễ thấy rằng việc tính lương tăng ca sẽ bao gồm rất nhiều hạng mục và bị ràng buộc nhiều bởi quy định pháp luật. Vì vậy, để việc tính lương tăng ca có thể diễn ra dễ dàng hơn và hạn chế sai sót thì các chủ doanh nghiệp hay bộ phận HR nên tự động hóa quy trình chấm công cho nhân viên, thiết lập cách tính lương sẵn cho nhân viên ngay từ ban đầu.
Phần mềm chấm công eTA, được phát triển bởi công ty Giải pháp Tinh Hoa là một phần mềm chấm công toàn diện, có thể xử lý mọi trường hợp ca gãy, ca kíp, tăng ca của doanh nghiệp, lập bảng báo cho HR và gửi cho nhân viên xác nhận, kết hợp với chức năng mở rộng Tính lương sẽ giúp doanh nghiệp thao tác và tiết kiệm tới 60% thời gian so với quy trình chấm công truyền thống.
5. Kết luận
Như vậy, bài viết ở trên đã cung cấp như thông tin căn bản nhất giúp bạn phân biệt những quy tắc tính lương tăng ca cơ bản cho nhân viên và phần mềm eTA sẽ là một công cụ tối ưu giúp bạn đơn giản hóa quy trình này.