Mặc dù các doanh nghiệp, tổ chức đã trở lại hoạt động, sản xuất bình thường và dần đi vào quỹ đạo nhưng cũng không thể phủ nhận những thiệt hại, ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 để lại đối với tất cả các ngành nghề nói chung. Hậu Covid-19 đã tạo ra nhiều thử thách cho các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng mang lại những hướng phát triển mới cho doanh nghiệp.
Thử thách Covid-19 đối với các doanh nghiệp, tổ chức
Đối với ngành sản xuất, việc ảnh hưởng bởi Covid-19 khiến cho doanh nghiệp không thể tiếp cận được nguồn nguyên liệu và thiết bị cần thiết cho quá trình sản xuất. Ngoài ra, thời gian vận chuyển nguyên liệu từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp bị kéo dài lâu hơn so với thời gian dự kiến, điều này cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và tiến độ tiến hành sản xuất của doanh nghiệp.
Đối với ngành dịch vụ: Thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này luôn trong tình trạng nguy cấp. Kể từ khi chính phủ ban hành một loạt chỉ thị nhằm khống chế sự lây lan của dịch bệnh Covid 19, ngành du lịch, nhà hàng – khách sạn gặp một phen điêu đứng khi lâm vào tình trạng “vắng khách”.
Trước những ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19 đến sức khoẻ của con người đã khiến cho tâm lý, sức khoẻ của các cán bộ và nhân viên bị ảnh hưởng không nhỏ do lo lắng trước dịch bệnh Covid-19 chưa thể kiểm soát và khắc phục hoàn toàn.
Đặc biệt, Covid-19 đã và đang tạo ra một thử thách có ảnh hưởng không nhỏ đối với bộ phận quản lý nhân sự của doanh nghiệp. Việc quản lý nhân sự hậu Covid-19 đóng vai trò trọng tâm trong quá trình tái tạo cơ cấu làm việc của doanh nghiệp với mục đích duy trì hoạt động và tăng trưởng doanh thu.
Cơ hội Covid – 19 mang lại cho doanh nghiệp, tổ chức
Doanh nghiệp có cơ hội kiểm tra lại tính hiệu quả, tính linh hoạt bền vững của hệ thống doanh nghiệp và bộ máy vận hành mà doanh nghiệp đã tạo dựng và phát triển. Thông qua đó, phát hiện ra những sai sót, lỗi kỹ thuật hay điểm yếu trong quá trình xây dựng hệ thống vận hành mà có những điều chỉnh, khắc phục hiệu quả kịp thời.
Dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, bên trong doanh nghiệp sẽ xảy ra đợt sàng lọc công nhân viên quy mô lớn một cách tự nhiên. Bởi lẽ, tình hình dịch bệnh Covid-19 khiến cho quá trình xuất nhập hàng bị trì hoãn dẫn đến việc tiếp thị, bán hàng đều gặp áp lực. Những nhân viên có năng lực không tốt, có xu hướng chán nản, muốn nhảy việc khác khi hiệu quả công việc bị thụt giảm. Và ngược lại, những nhân viên năng lực tốt và có tâm huyết thì họ luôn ứng biến, tìm cách khắc phục để hoàn thành công việc đạt hiệu quả và chất lượng cao nhất.
Nguồn nhân lực lao động dồi dào, bởi lẽ các doanh nghiệp thuộc những lĩnh vực đặc thù hay không có tiềm lực mạnh phải đối mặt với nguy cơ phá sản, công nhân viên thất nghiệp. Do đó, một số lượng lớn nhân lực công nhân viên sẽ rơi vào tình trạng không có việc làm, dẫn đến nhu cầu tìm việc cao hơn nhu cầu tuyển dụng. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ được thoải mái lựa chọn ứng viên vào các vị trí còn trống và bổ sung nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
Giải Pháp Giải Quyết Khủng Hoảng Về Nhân Sự Hậu Covid-19
Tuyển dụng và làm việc từ xa
Sau cuộc khủng hoảng Covid-19, ngành quản lý nhân sự đã có nhiều thay đổi lớn, chuyển đổi từ làm việc tại doanh nghiệp sang làm việc tại nhà, các thức làm việc cũng thay đổi đáng kể, từ offline chuyển sang xu hướng làm việc online tại nhà. Việc linh động trong cách thức tuyển dụng và làm việc của doanh nghiệp giúp đảm bảo tiến độ hoàn thành công việc và nâng cao sự thích ứng đối với điều kiện khó khăn hiện tại hậu Covid-19.
Việc tuyển dụng và phỏng vấn online góp phần giữ gìn sức khoẻ của nhân sự trong doanh nghiệp mà vẫn đạt được yêu cầu và hiệu quả tuyển dụng. Làm việc online đã dần trở thành xu hướng mới tích cực mà vẫn đảm bảo hiệu suất làm việc cao.
Quản lý và khen thưởng dựa trên hiệu suất
Việc đánh giá và quản lý hiệu suất làm việc cũng được thay đổi dựa trên xu hướng làm việc online hay làm việc từ xa của nhân viên trong doanh nghiệp. Đối với công nhân viên làm việc từ xa, việc hoạt động quản lý hiệu suất rất quan trọng bởi lẽ nó phản ánh chính xác giá trị của họ. Việc quản lý nhân sự online được các công cụ công nghệ tiên tiến hỗ trợ góp phần ghi nhận chính xác và minh bạch kết quả hiệu suất làm việc của từng nhân viên giúp cho người quản lý nhân sự dễ dàng tổng hợp và phân tích trong việc đánh giá khen thưởng.
Tăng cường đào tạo và phát triển
Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại, việc đào tạo nhân viên và phát triển những kiến thức cập nhật đầy đủ cho công nhân viên trong doanh nghiệp đã trở nên dễ dàng hơn mà cũng đạt được hiệu quả mong muốn. Các doanh nghiệp có thể đào tạo bổ sung lượng kiến thức cần thiết cho công nhân viên bằng hình thức học qua E-learning online. Qua đó, công nhân viên có cơ hội tiếp cận với xu hướng mới, những kiến thức bổ ích giúp thích ứng với thời đại hiện nay, nhằm phát triển doanh nghiệp lớn mạnh hơn hậu Covid-19.
Tối ưu hóa trải nghiệm của nhân viên
Doanh nghiệp cần phải đảm bảo được nhân viên không phải chịu áp lực hay lo lắng do công việc, bởi vì trải nghiệm và sự gắn kết nhân viên là một yếu tố quan trọng và thiết yếu trong quản trị nhân sự. Việc tương tác online qua điện thoại, máy tính đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì, nuôi dưỡng tinh thần của nhân viên không bị áp lực đè nặng bởi công việc.
Hoàn thiện kế hoạch và chiến lược nguồn nhân lực
Nhân tố con người luôn là ưu tiên hàng đầu và quan trọng đảm bảo cho sự thành công về chất lượng và hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Do đó, kế hoạch và chiến lược quản lý nhân sự của doanh nghiệp phải nhắm được đến lợi ích lâu dài trong công ty để tạo nên sự vững mạnh về lực lượng nhân sự.
Doanh nghiệp phải lấy nhân viên làm trung tâm cho mọi thay đổi về chiến lược quản lý nhân sự bền vững. Nhờ đó, công ty bạn có thể dễ dàng tiên liệu trước các tình huống biến động bất thường về mặt nhân sự và từ đó phác thảo ra các giải pháp cụ thể để đối phó.