Chọn trang

Giải pháp quản lý nhân sự chuỗi dịch vụ F&B

Đặc thù trong quản lý nhân sự của ngành dịch vụ ăn uống (F&B) 

F&B là viết tắt của từ Food and Beverage dùng để chỉ ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Theo đó, kinh doanh dịch vụ F&B chính là kinh doanh các sản phẩm đồ ăn, thức uống, thực phẩm,. Với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì thị trường cho ngành này sẽ liên tục được mở rộng. 

Kinh doanh ngành F&B, thường sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong việc quản lý chuỗi khi mở thêm các điểm mới. Để giải quyết vấn đề này, các công ty, doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm các giải pháp quản lý nhân sự chuỗi F&B, để hạn chế khó khăn trong quản trị nhân sự và vận hành. Theo đó, các đơn vị có thể tự tin mở rộng quy mô kinh doanh ra đến hàng trăm điểm và nâng cao trình độ chuyên nghiệp cho chuỗi F&B của mình.

 

quản lý nhân sự chuỗi f&b

Tỉ lệ lưu chuyển rất cao

Ngành F&B thường có một tỷ lệ lưu chuyển nhân viên cao do tính chất công việc. Điều này có thể gây khó khăn trong việc duy trì và phát triển đội ngũ nhân viên ổn định.

r

Ca làm việc linh hoạt 

Ngành F&B thường có tính biến đổi cao và yêu cầu quản lý thời gian linh hoạt. Điều này có thể gây khó khăn trong việc xếp lịch làm việc, đảm bảo sự phục vụ khách hàng liên tục và đồng thời duy trì hiệu quả vận hành. Ngoài ra, việc quản lý biên chế cũng là một thách thức, đặc biệt trong các nhà hàng và quán café có nhu cầu biến động cao

Đào tạo liên tục 

Các doanh nghiệp trong ngành F&B thường phải đối mặt với thách thức trong việc đào tạo và phát triển nhân viên. Đào tạo mới và đảm bảo nhân viên có đủ kỹ năng và kiến thức để làm việc hiệu quả là một quá trình tốn kém và tốn thời gian. Ngoài ra, việc giữ chân nhân viên tài năng cũng là một khó khăn trong ngành này.

Xu thế chuyển đổi số trong quản lý nhân sự cho doanh nghiệp F&B 

Xu hướng chuyển đổi số trong quản lý nhân sự trong doanh nghiệp dịch vụ F&B hướng đến việc tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu suất làm việc. Dưới đây là một số xu hướng chuyển đổi số đáng chú ý trong quản lý nhân sự trong ngành này

Tự động hóa việc chấm công 

Ngành F&B thường có tính biến đổi cao và yêu cầu quản lý thời gian linh hoạt. Điều này có thể gây khó khăn trong việc xếp lịch làm việc, đảm bảo sự phục vụ khách hàng liên tục và đồng thời duy trì hiệu quả vận hành. Việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp quản lý được COL ( cost of labour) một cách hiệu quả 

Sử dụng phần mềm nhân sự tiền lương để kiểm soát COL 

Phần mềm này giúp quản lý thông tin nhân viên, tiếp nhận yêu cầu nghỉ phép, quản lý lịch làm việc, tính công và quan trọng nhất là tính lương ( cụ thể theo giờ ) . Đặc biệt, trong doanh nghiệp chuỗi, việc quản lý biên chế cũng là một việc quan trọng giúp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. 

l

Ứng dụng phần mềm KPI vào quản lý hiệu quả làm việc 

KPI liên quan đến chất lượng dịch vụ có thể đo lường sự hài lòng của khách hàng và đánh giá hiệu suất của nhân viên. Ví dụ, tỷ lệ khách hàng hài lòng, thời gian phục vụ trung bình, số lượng phàn nàn từ khách hàng. KPI liên quan đến doanh thu và lợi nhuận có thể giúp đo lường hiệu quả của các hoạt động bán hàng và tiếp thị. Ví dụ, KPI về tỷ suất lợi nhuận, doanh thu trung bình mỗi khách hàng, hay tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế. 

Một số giải pháp quản lý nhân sự trong chuỗi F&B

Cũng với lý do xa cách về địa lý giữa các cửa hàng… trong hệ thống chuỗi F&B, nên không phải lúc nào bạn cũng có mặt tại tất cả các địa điểm cửa hàng, để quản lý nhân viên bán hàng của mình. Và không ít đơn vị, đã phó mặc chuỗi F&B của mình cho đạo đức của nhân viên. Vì thế mà, doanh thu bán hàng của nhiều đơn vị đã bị thất thoát lớn khi đối mặt với sự không trung thực của các nhân viên.

Trong thời đại công nghệ như hiện nay, thì các vấn đề trên không còn là một bài toán khó. Với việc ứng dụng các giải pháp quản lý nhân sự như chấm công, kiểm soát cửa ra vào, đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên… bằng máy chấm công kết hợp cùng các phần mềm tương thích, tiên tiến. Các nhà lãnh đạo giờ đây, có thể dễ dàng quản lý được hiệu quả bán hàng của nhân viên, giám sát được mọi hoạt động ra vào cửa hàng của nhân viên, mà không cần tốn nhiều thời gian cho việc giám sát trực tiếp..

Máy chấm công khuôn mặt

Máy chấm công hiện nay không còn xa lạ với các doanh nghiệp. Nó dùng để ghi lại một cách khách quan và chính xác giờ giấc của nhân viên khi xác nhận thành công vào máy chấm công. 

Doanh nghiệp kinh doanh chuỗi F&B có thể chọn máy chấm công bằng khuôn mặt, bởi sự tiện lợi, và loại bỏ rắc rối cho nhóm nhân viên nhà bếp rất hay bị bào mòn vân tay. 

Chuyển đổi công nghệ cho các máy chấm công 

Thời gian trôi qua, các dòng máy chấm công đã được nâng cấp công nghệ, từ máy thẻ giấy đến thẻ từ, chuyển sang vân tay, và hiện nay đang có xu hướng chuyển sang máy chấm công gương mặt. 

Tuy nhiên, việc nâng cấp công nghệ không đơn thuần là bỏ hết các máy cũ và thay thế bằng máy mới, mà còn cần lưu ý một số điểm sau: 

Tương thích giữa máy chấm công đời cũ và đời mới 

Xem xét các tính năng được cung cấp bởi máy chấm công mới đáp ứng được sự tương thích với chức năng của máy cũ. Lưu ý các chức năng như tự động download dữ liệu, tự động backup, tự động đồng bộ nhân viên mới .. 

Tương thích với phần mềm 

Đảm bảo rằng máy chấm công mới có khả năng tích hợp với hệ thống quản lý nhân sự hiện có của doanh nghiệp. Điều này giúp đồng bộ thông tin và dữ liệu chấm công với hệ thống quản lý tổng thể, giúp quản lý dễ dàng theo dõi và xử lý thông tin.

l

Yếu tố bảo mật 

Đảm bảo rằng máy chấm công mới có các tính năng bảo mật mạnh mẽ như mã PIN, chứng thực hai yếu tố hoặc mã hóa dữ liệu. Điều này giúp bảo vệ thông tin nhân viên và đảm bảo rằng dữ liệu chấm công không bị truy cập trái phép.

Dễ triển khai – dễ sử dụng – dễ vận hành bảo trì bảo dưỡng 

 Chọn máy chấm công mới có giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng. Điều này giúp nhân viên nhanh chóng làm quen và sử dụng máy chấm công một cách hiệu quả. Ngoài ra, đảm bảo rằng máy chấm công dễ bảo trì và có sẵn dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật từ nhà cung cấp.

App chấm công

Phần mềm chấm công trên điện thoạ là một giải pháp dùng công nghệ để tối ưu hóa việc quản lý nhân sự chuỗi F&B rất phù hợp trong thời đại 4.0 và sự phát triển của nền kinh tế và xã hội như hiện nay.

Thiết lập điểm chấm công theo GPS, chấm công đúng vị trí theo điểm chấm công, chụp ảnh khi chấm công. Đặc biệt là có thể xem kết quả chấm công, ngày nghỉ phép, ngày công tác,… của công nhân viên một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Tham khảo phần mềm quản lý thiết bị máy chấm công tập trung

Tại các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi F&B, số lượng cửa hàng và nhân viên thường sẽ nhiều. Do đó, việc quản lý nhân sự sẽ gặp không ít các khó khăn như: mất nhiều thời gian, không thể kiểm soát, khó quản lý, quản lý kém hiệu quả, rắc rối việc dữ liệu cũ do lưu trữ quá nhiều, khó giải quyết sự cố kịp thời,… Lúc này, việc đồng bộ máy chấm công tại nhiều chi nhánh, cửa hàng là giải pháp cần thiết hơn bao giờ hết.

Phần mềm Nhân sự tiền lương

Phần mềm quản lý nhân sự tiền lương cung cấp các chức năng quản lý nhân sự truyền thống như

  • quản lý thông tin
  • phúc lợi nhân viên
  • quản lý tiền lương
  • theo dõi các biến đổi nhân sự

Ngoài ra, nhiều thủ tục hành chính được tự động cũng giúp cải thiện năng suất làm việc cho nhà quản lý nhân sự.

Bên cạnh đó, phần mềm nhân sự cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp ở cấp độ chiến lược, bằng cách giúp doanh nghiệp xây dựng các định biên nhân sự, định biên lương, kế hoạch tuyển dụng, quản lý và phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất

Phần mềm lương 3P 

Lợi ích của mô hình lương 3P 

Mô hình lương 3P giúp đảm bảo sự công bằng trong việc xác định mức lương dựa trên hiệu suất và đóng góp của nhân viên. Nó tạo ra một hệ thống lương linh hoạt và minh bạch, đồng thời khuyến khích sự phát triển và đóng góp của nhân viên. Lương 3P còn giúp tạo ra một môi trường công bằng và khuyến khích sự phát triển cá nhân của nhân viên. Điều này giúp tăng sự hài lòng và cam kết của nhân viên đối với tổ chức. Khi nhân viên cảm thấy công bằng và được công nhận, họ sẽ có động lực cao hơn và ít có khả năng rời bỏ tổ chức.

Ứng dụng công nghệ trong quản lý an ninh & an toàn 

Kiểm soát truy cập – 5 khu vực cần kiểm soát trong doanh nghiệp F&B

  1. Khu vực bãi đậu xe: Khu vực bãi đậu xe là nơi mà các phương tiện di chuyển đến và đi từ doanh nghiệp. Kiểm soát ra vào khu vực bãi đậu xe giúp đảm bảo an toàn cho xe và tài sản của khách hàng và nhân viên.
  2. Khu vực bếp: việc kiểm soát ra vào là rất quan trọng. Điều này bao gồm kiểm tra và quản lý nhân viên, khách hàng và vật liệu nhập khẩu để đảm bảo an toàn và bảo mật.
  3. Khu vực văn phòng quản lý: Khu vực văn phòng quản lý là nơi các quyết định chiến lược và quản lý doanh nghiệp được thực hiện. Kiểm soát ra vào khu vực này đảm bảo chỉ có những người có quyền truy cập được phép và giữ cho thông tin quan trọng được bảo mật.
  4. Khu vực nhà kho: Nếu doanh nghiệp có khu vực nhà kho để lưu trữ hàng hoá hoặc nguyên liệu, việc kiểm soát ra vào là cần thiết để ngăn chặn việc mất cắp hoặc tiếp cận trái phép.
  5. Khu vực phòng thí nghiệm hoặc nghiên cứu: Nếu doanh nghiệp có khu vực phòng thí nghiệm hoặc nghiên cứu, kiểm soát ra vào cần được thực hiện để đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin và thiết bị quan trọng.

Câu chuyện thành công

Đăng ký tư vấn giải pháp

Vui lòng điền thông tin vào mẫu form dưới đây