Chọn trang

Là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải có đủ các kỹ năng quản trị cần thiết để đưa tổ chức, doanh nghiệp của mình ngày càng đi lên, đạt được những mục tiêu chung trong thời hạn ngắn nhất với chi phí thấp nhất.

Dưới đây là tổng hợp 3 kỹ năng quản trị cần có của một nhà lãnh đạo tài ba.

Kỹ năng quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp là khả năng lãnh đạo, kiểm soát tổ chức, doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu chung. Đây là một  kỹ năng cực kỳ cần thiết với nhà lãnh đạo. Quản trị doanh nghiệp tốt sẽ giúp cho các hoạt động trong doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn, tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài.

3 kỹ năng quản trị cần có của một lãnh đạo tài ba 1

Kỹ năng quản trị doanh nghiệp đặc biệt cần thiết với nhà lãnh đạo

Tuy nhiên quản trị doanh nghiệp chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Vì nó liên quan đến việc cân bằng lợi ích của các bên liên quan như cổ đông, người quản lý, khách hàng, nhà cung cấp, chính phủ, cộng đồng,…

3 bí quyết sau đây sẽ giúp bạn quản trị tốt doanh nghiệp của mình:

  • Nắm bắt và kiểm soát mọi thông tin của doanh nghiệp một cách khái quát nhất như dòng tiền, lượng hàng hóa, các khoản nợ, hàng tồn kho,….
  • Tổ chức tốt bộ máy nhân sự (chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn trong mục dưới)
  • Hoạch định chiến lược một cách khoa học, có tầm nhìn xa.

Kỹ năng quản trị nhân lực

Kỹ năng quản trị tiếp theo mà các nhà lãnh đạo cần có đó là quản trị nguồn nhân lực. Bởi nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong 1 tổ chức, doanh nghiệp. Nhất là đối với những doanh nghiệp lớn, đa chi nhánh thì việc tổ chức tốt bộ máy nhân sự lại càng chiếm giữ vai trò quan trọng. 

3 kỹ năng quản trị cần có của một lãnh đạo tài ba 2

Quản trị nhân lực chính là nghệ thuật dùng người của nhà lãnh đạo

Kỹ năng quản trị nhân sự giúp các nhà lãnh đạo có thể điều hành một cách có hiệu quả đội ngũ nhân viên, động viên cố gắng hợp tác trong các nhóm, từ đó thúc đẩy các cá nhân làm việc hiệu quả theo mục tiêu đã đặt ra.

Một lãnh đạo giỏi phải biết nhìn người và dùng người, biết lựa chọn đúng nhân sự để giao việc.  Để làm được điều này, nhà quản trị cần phải hiểu nhân viên của mình, nắm rõ năng lực làm việc, thế mạnh của từng người để phân công công việc phù hợp. Thường xuyên quan tâm đến nhân viên, đưa ra những chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng phù hợp cũng là cách giúp nhà lãnh đạo chiếm được thiện cảm và tăng sự gắn bó, trung thành của nhân viên với doanh nghiệp.

Kỹ năng quản trị tài chính

Quản trị tài chính là một trong những chức năng cơ bản nhưng lại cực kỳ quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Chúng bao gồm khả năng kiểm soát và phân tích các số liệu tài chính, đưa ra các quyết định mua bán hàng hóa, sản xuất, thiết lập giá thành sản phẩm, quản lý dòng tiền,…

Vì việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy mà những nhà lãnh đạo cũng cần phải trau dồi cho mình kỹ năng quản trị tài chính.

3 kỹ năng quản trị cần có của một lãnh đạo tài ba 3

Kỹ năng quản trị tài chính tốt giúp doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả nguồn vốn

Cụ thể, vai trò và nhiệm vụ của quản trị tài chính như sau:

  • Xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Từ đó lựa chọn các phương pháp và hình thức huy động vốn phù hợp, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho doanh nghiệp.
  • Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả để có thể giảm bớt nhu cầu vay vốn và tránh được các thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra. Đồng thời hình thành và sử dụng tốt các nguồn quỹ của doanh nghiệp để thưởng, phạt vật chất hợp lý cho nhân viên, góp phần thúc đẩy cán bộ công nhân viên gắn liền với doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động, cải tiến sản xuất kinh doanh.
  • Giám sát, kiểm tra chặt chẽ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những tồn tại vướng mắc, Từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh tài chính phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh.

 

Đội ngũ quản trị đóng vai trò quan trọng đến sự thành bại của 1 tổ chức, doanh nghiệp. Nắm rõ 3 kỹ năng quản trị trên đây sẽ giúp các nhà lãnh đạo phát huy tốt vai trò người đứng đầu để đưa tổ chức ngày càng đi lên.