Có rất nhiều cụm từ thể hiện các chức danh nghề nghiệp, tuy nhiên, ngày nay lại xuất hiện một cụm từ khá mới chính là “fresher”. Vậy fresher là ai? Nhà tuyển dụng cần hiểu gì về fresher và fresher nên làm gì khi bước vào tổ chức? Cùng tìm hiểu nhé!
Nhà tuyển dụng cần hiểu gì về Fresher?
Fresher- họ là ai?
Theo số liệu thống kê, mỗi năm có từ 300.000 sinh viên mới ra trường, và những sinh viên mới ra trường hay những người mới bắt đầu bước chân vào một công việc nào đó – Khi đó người mới này sẽ được gọi là Fresher.Khi đó Fresher là những người đã trang bị đầy đủ kiến thức cần có để có thể bắt đầu công việc. Và cần một môi trường để thực hiện, triển khai cũng như thực hành.
Một khái niệm dễ nhầm lẫn với Fresher chính là Internship. Internship chỉ những sinh viên đang trong quá trình thực tập, đã có một số kiến thức căn bản, tuy nhiên, cần phải được training khi bước vào tổ chức.Khác với những ứng viên đã có nhiều kinh nghiệm Fresher là một đối tượng khá đặt biệt.
Dưới đây là một vài lưu ý dành cho nhà tuyển dụng về Fresher:
- Thiếu một số kỹ năng xử lý tình huống cơ bản:
Sự khác biệt giữa môi trường giáo dục và môi trường doanh nghiệp là một trong những lý do căn bản khiến cho Fresher bị “khuyết” một vài chỗ trong cách xử lý tình huống thực tế. Nhà tuyển dụng nên quan sát và có sự hỗ trợ kịp thời để ứng viên hội nhập vào doanh nghiệp và tránh các tình huống đáng tiếc xảy ra.
- Tỷ lệ nghỉ việc trước 6 tháng khá cao.
Bên cạnh một số lý do về việc khó hội nhập môi trường làm việc, “sốc” về khối lượng công việc hoặc cảm thấy vị trí chưa phù hợp thì còn một vài lý do khác khiến tỷ lệ từ chức trước 6 tháng cao:
Việc “số hóa” tuyển dụng cũng khiến cho các cơ hội nghề nghiệp mới tiếp cận Fresher nhanh hơn bao giờ hết. Các Freshers dễ dàng tìm thấy một cơ hội nghề nghiệp mới mà theo họ là “hấp dẫn hơn” với lương thưởng hoặc cơ hội thăng tiến,… phù hợp với định hướng của họ hơn.
Điều này dẫn đến một trong những nguyên nhân các nhà tuyển dụng thường cân nhắc về tuyển dụng Fresher bởi vì lo lắng “chi phí” tuyển dụng và đào tạo so với thời gian gắn bó chưa cao. Điều này dẫn đến việc nhà tuyển dụng cần đưa ra một chính sách đãi ngộ phù hợp để có thể thu hút ứng viên ở lại và tiếp tục cống hiến cho doanh nghiệp.
Fresher cần trang bị gì trước khi bước vào môi trường tổ chức
Vậy, nếu bạn là Fresher, bạn cần trang bị gì khi bước vào môi trường tổ chức?
- Luôn học hỏi những kiến thức mới và học hỏi từ mọi người
Như đã nói ở trên, khác với internship thì fresher khi vào tổ chức đã có thể tham gia vào những dự án thực tế, do đó, việc học tập từ thực tế, từ leader, từ những người có kinh nghiệm hoặc đơn giản là một fresher khác cũng sẽ giúp các bạn làm giàu vốn kiến thức của bản thân. Việc thực hành và học hỏi sẽ giúp tích lũy và đào sâu những kiến thức đã được truyền dạy trong nhà trường. Dù ở bất cứ môi trường nào thì tinh thần chủ động tự học hỏi cũng là “chìa khóa thành công”.
- Luôn có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.
Điều làm nên sự thành công của một dự án thường được đo lường bằng kết quả thực hiện so với mục tiêu đề ra. Và để hoàn thành mục tiêu đó rất cần thiết sự chung tay góp sức của các thành viên trong nhóm. Hãy cố gắng “lăn xả” vì tinh thần đồng đội sẽ giúp tổ chức đạt được mục tiêu nhanh hơn, hiệu quả hơn. Và đây cũng chính là cơ hội cho bạn hòa nhập vào tổ chức nhanh chóng hơn đấy!
- Quan tâm đến mọi người.
Hãy bắt đầu quan tâm đến mọi người – những người sẽ là đồng nghiệp của bạn trong thời gian tới. Đừng quá chú tâm vào công việc mà để lỡ những điều tuyệt vời khác. Một câu chào hỏi, quan tâm, hỏi thăm đồng nghiệp cũng sẽ giúp bạn ghi điểm và rút ngắn khoảng cách giữa nhân viên “cũ” và “mới” đấy nhé!
- Năng động và hòa đồng.
Đừng ngại ngần tham gia vào các hoạt động team building hoặc các buổi tiệc của tổ chức. Đây sẽ là cơ hội gắng kết mọi thành viên, không có áp lực công việc hay “deadline”. Bạn sẽ có cơ hội thiết lập được nhiều mối quan hệ mới.
- Luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình tốt nhất có thể.
Học hỏi và áp dụng vốn kiến thức của bản thân trong công việc. Đừng quên rằng, doanh nghiệp khi cho bạn một cơ hội làm việc cho tổ chức là để khai thác sự sáng tạo, “làn gió mới” trong tư duy của những bạn trẻ mới ra trường. Hãy thể hiện rằng fresher thật sự “fresh”!