Nhà quản trị không chỉ là người đưa ra quyết định và điều phối các hoạt động của doanh nghiệp. Mà còn góp phần quan trọng trong việc tạo nên không khí và cơ cấu làm việc chuyên nghiệp, có nhiều hứng thú. Vậy vai trò của nhà quản trị với doanh nghiệp quan trọng như thế nào? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể đến bạn!
1. Nhà quản trị là ai?
Trước khi tìm hiểu vai trò của nhà quản trị, bạn cần biết nhà quản trị là ai? Vâng, họ là những người điều khiển công việc của người khác. Và là người đứng ra tổ chức và thực hiện hoạt động quản trị. Nhà quản trị là những người thực hiện việc ra các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và giám sát việc phân bố nguồn lực con người, tài chính. Qua đó, nhà quản trị sẽ giúp cho tổ chức, doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra.
Nhà quản trị đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp
Để thực hiện tốt công việc, nhà quản trị cần hoàn thành nhiệm vụ với số lượng nguồn lực sử dụng ít nhất. Những nguồn lực mà nhà quản trị có thể sử dụng bao gồm: con người, tài chính, thông tin, cơ sở vật chất.
Thông thường, vị trí của nhà quản trị trong công ty, doanh nghiệp khá đa dạng, tùy vào phạm vi và trách nhiệm phụ trách. Chẳng hạn như, họ có thể là tổng giám đốc điều hành, trưởng phòng, quản đốc…
2. Những công việc của nhà quản trị trong doanh nghiệp
Nhà quản trị trong doanh nghiệp sẽ là những người lên ý tưởng, hoạch định công việc cụ thể rồi giao cho cấp dưới thực hiện. Đồng thời, họ cũng chịu trách nhiệm theo dõi quá trình thực hiện công việc của người khác, chịu trách nhiệm chung cho kết quả hoạt động của họ.
Tùy thuộc vào cấp bậc quản lý mà nhà quản trị sẽ thực hiện công việc với trách nhiệm và nội dung phù hợp khác nhau:
- Nhà quản trị cấp cao (nhóm nhỏ các nhà quản lý ở cấp bậc tối cao trong tổ chức): Họ sẽ chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng trong tổ chức.
- Nhà quản trị cấp giữa (cấp trung gian): Trên họ và dưới họ còn có những nhà quản lý khác. Họ sẽ chịu trách nhiệm với phần việc thuộc cấp quản lý của mình trước nhà quản lý cấp cao.
- Nhà quản trị cấp cơ sở (cấp bậc cuối cùng): Là những người thực hiện quản lý kỹ năng kỹ thuật mang tính chuyên môn nghiệp vụ.
Tùy mỗi doanh nghiệp công việc của nhà quản trị sẽ khác nhau
3. Vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, nhà quản trị sẽ có những vai trò cụ thể sau đây:
-
Vai trò đại diện
Với phạm vi quyền hạn của mình, nhà quản trị sẽ đại diện cho tổ chức và thực hiện nhiều chức năng để phát huy vai trò đại diện của mình. Vai trò này bao gồm cả tính hành chính khuyến khích, cổ vũ lòng người. Tuy nhiên, nhìn chung đều liên quan đến mối quan hệ giữa người với người.
Đặc biệt, trong một vài trường hợp, sự có mặt của nhà quản trị là điều bắt buộc để ký kết những văn bản quan trọng. Đồng thời, nhà quản trị cũng chính là người chủ trì các cuộc họp, những sự kiện quan trọng để phát huy vai trò người đại diện của mình trong doanh nghiệp.
-
Vai trò lãnh đạo
Một vai trò của nhà quản trị nữa phải kể đến là lãnh đạo, không ai khác họ chính là đầu tàu dẫn dắt nhân viên thực hiện các công việc, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Phạm vi lãnh đạo của nhà quản trị rất rộng, bao gồm từ việc tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ, đánh giá, khen thưởng và cả việc cho dừng hợp đồng lao động.
Nhà quản trị không nhất thiết phải trực tiếp tham gia vào những công việc cụ thể, nhưng phải là người biết nhìn người và giao việc cho đúng, phân công công việc và giám sát, theo dõi tiến độ, kết quả công việc để có chính sách điều chỉnh quản trị phù hợp. Bên cạnh đó, nhà quản trị còn là người chịu trách nhiệm động viên, khuyến khích nhân viên của mình để tiếp thêm động lực, ghi nhận sự cố gắng của nhân viên để họ tiếp tục cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp.
Nhà quản trị cần biết cách lãnh đạo hiệu quả, thuyết phục
-
Vai trò cầu nối
Không chỉ giữ vai trò lãnh đạo và là cầu nối giữa các nhân viên, bộ phận trong công ty, nhà quản trị còn là người thiết lập và duy trì mối quan hệ với các cá nhân, tập thể, cơ quan bên ngoài doanh nghiệp.
Vai trò kết nối, liên lạc cũng được xem là một trong những vai trò quan trọng, then chốt của người quản trị. Việc kết nối và liên lạc với các cơ quan, tổ chức bên ngoài, duy trì những mối quan hệ hợp tác sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.
-
Vai trò quyết định
Trong doanh nghiệp, nhà quản trị sẽ là người trực tiếp đưa ra quyết định, cụ thể là mọi đề nghị, yêu cầu,… đều sẽ được nhà quản trị thông qua và phê duyệt. Việc quyết định những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp sẽ tạo nên sự điều hành đồng nhất, liên tục đối với việc sử dụng và phân bổ nguồn lực.
Bên cạnh đó, khi nhà quản trị có vai trò quyết định sẽ đảm bảo cho các quyết định đó không bị mâu thuẫn, trái ngược mà bổ sung, phối hợp cho nhau. Từ đó, phát huy hiệu quả cùng tính đúng đắn của các quyết định. Nếu vai trò này bị phân tán, sẽ dẫn đến những quyết định của nhà quản trị không ăn khớp và mất đi tính thống nhất trong chiến lược.
Vậy là, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn vai trò của nhà quản trị quan trọng như thế nào trong một tổ chức, công ty và doanh nghiệp. Nếu muốn trở thành một nhà quản trị xuất sắc, bạn cần tìm hiểu kỹ những vai trò này. Hiện có nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại như phần mềm giúp hỗ trợ hoạt động quản lý cho nhà quản trị. Nếu quan tâm, bạn có thể liên hệ đến Công ty giải pháp Tinh Hoa để được các chuyên viên tư vấn cụ thể!