Chọn trang

Trong thời đại số hóa, dữ liệu IoT đang trở thành một yếu tố thiết yếu giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu quả hoạt động và quản lý nhân sự. Tính đến năm 2021, có gần 12 tỷ thiết bị IoT trên toàn thế giới, chiếm 54% số thiết bị được kết nối. Vậy IoT là gì, và tại sao nó lại có tầm ảnh hưởng lớn đến vậy?

Tìm hiểu cách IoT vận hành trong cuộc sống

1. Dữ liệu IoT là gì?

Để hiểu về dữ liệu IoT thì trước hết ta cần biết IoT là gì. IoT (Internet of Things) đề cập đến mạng lưới (Internet) tập hợp các thiết bị (Things) từ những thiết bị nhỏ như máy camera, máy hút bụi, đèn đến ô tô, tủ lạnh, máy chủ… để chúng có thể giao tiếp và kết nối với nhau. Các thiết bị này thường được gắn các trang bị cảm biến, có khả năng nhận dạng sự thay đổi từ môi trường hay hệ thống (nhiệt độ, áp suất, chuyển động, độ ẩm, ánh sáng, lỗi…) sau đó số hóa các thông tin này thành dữ liệu IoT và truyền thông tin sang các nơi khác.

Ví dụ máy lạnh nhà bạn có kết nối hệ thống IoT và tự động tắt khi chạy quá 10 tiếng. Trường hợp bạn ra khỏi nhà nhưng quên tắt máy lạnh thì máy lạnh sẽ tự động tắt khi đã chạy tới mức đã thiết lập trước đó. Hoặc không bạn có thể tắt máy lạnh ngay trên điện thoại từ xa.

Nhìn chung, IoT sẽ thiết lập một số phản ứng tự động cho các thiết bị, giảm thiểu được sự can thiệp của con người, giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất và hạn chế sai sót.

2. Thành phần và cách thức hoạt động của hệ thống IoT

Hệ thống IoT gồm 4 cấu phần chính:

  1. Thiết bị/Thiết bị cảm biến (Things): Các thiết bị thông minh như xe hơi, thiết bị cảm biến, thiết bị đeo tay và điện thoại di động được kết nối qua mạng không dây và truy cập Internet. Giải pháp IoT giúp quản lý và kết nối dữ liệu từ các thiết bị này. Bên cạnh đó, những thiết bị chưa thông minh cũng có thể kết nối qua các trạm kết nối.
  2. Trạm kết nối (Gateways): Do khoảng 85% các thiết bị không được thiết kế để kết nối Internet và chia sẻ dữ liệu với đám mây, trạm kết nối đóng vai trò trung gian, cho phép các thiết bị này kết nối bảo mật và dễ dàng quản lý.
  3. Hạ tầng mạng/Giao thức kết nối (Network): Đây là cách các thiết bị trong hệ thống kết nối và trao đổi dữ liệu với nhau, ví dụ như qua 3G, 4G, Wi-Fi, Bluetooth.
  4. Trung tâm dữ liệu/Hạ tầng điện toán đám mây (Cloud Computing): Trung tâm dữ liệu và hạ tầng điện toán đám mây giúp lưu trữ, phân tích, xử lý dữ liệu và ra quyết định cho toàn bộ hệ thống.
Sơ đồ minh họa cách thức vận hành của mạng lướng IoT

Dữ liệu được thu thập bởi các thiết bị và cảm biến sẽ được gửi về trung tâm xử lý thông qua các trạm kết nối. Tại đây, dữ liệu được lưu trữ, phân tích để đưa ra các quyết định phù hợp, sau đó gửi lại cho các thiết bị. Ngoài ra, hệ thống còn có thể tạo ra các báo cáo và thống kê, hiển thị trên các thiết bị smartphone của người dùng.

Xem thêm tổng quan về dữ liệu IoT TẠI ĐÂY

3. IoT ứng dụng như thế nào trong cuộc sống

  1. Trong cuộc sống: IoT làm cho cuộc sống trở nên thoải mái hơn nhờ những thiết bị tự động. Ví dụ, máy điều hòa hiện đại có thể sưởi ấm căn nhà trước khi bạn quay lại. Các ứng dụng như Google Home cho phép phát nhạc, đặt bộ hẹn giờ,… chỉ bằng bảng điều khiển trên smartphone.
  2. Trong trồng trọt: Bạn có thể thiết lập để hệ thống tưới tiêu tự động bật khi độ ẩm của vườn thấp. Hệ thống cảm biến sẽ nhận diện độ ẩm và gửi dữ liệu về IoT gateway, từ đó gửi lên cloud để phân tích và kích hoạt hệ thống tưới tiêu khi cần thiết.
  3. Trong kinh doanh:
  • Vận tải: Giám sát hành trình di chuyển giúp bộ phận logistics thiết kế lộ trình giao hàng tối ưu và nâng cao khả năng giải quyết tình huống.
  • Quản lý tồn kho: Người quản lý có thể giám sát số lượng sản phẩm của từng kho và kênh phân phối từ xa, dự toán chi phí và đưa ra quyết định phân phối nhanh chóng.
  • Theo dõi hướng đi của phương tiện: Giám sát hành trình của phương tiện giúp doanh nghiệp tối ưu phương án giao hàng, tiết kiệm nhiên liệu và nâng cao khả năng giải quyết tình huống.
  • Chấm công: Thông thường, nhân viên sẽ chấm công thông qua thiết bị chấm công vật lý như chấm công vân tay, thẻ từ, FaceID,… Dữ liệu sau đó sẽ được chuyển tới một hệ thống máy chủ chuyển lưu trữ, xử lý thông tin để lập bảng công.

eTA – Phần mềm chấm công toàn diện cho mọi doanh nghiệp

eTA là giải pháp giúp mọi doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả nghiệp vụ chấm công với các chức năng cơ bản như:

  • Thông tin nhân viên được quản lý tập trung, tự động và chính xác, giảm thiểu rủi ro, hạn chế sai sót.
  • Đồng bộ hóa dữ liệu một cách dễ dàng, đảm bảo tính bảo mật nhờ chức năng phân quyền.
  • Dễ dàng khai báo và xếp ca (hành chính, ca gãy, OT) phù hợp với nhu cầu lao động từng thời điểm, tránh chồng chéo.
  • Tự động cập nhập log liên tục, HR không mất nhiều công đoạn tải file lên phần mềm.
  • Cho phép điều chỉnh và lưu trữ kết quả điều chỉnh dữ liệu chấm công.
  • Cung cấp 10 mẫu báo cáo thông dụng nhất ngành nhân sự giúp phân tích báo cáo nhanh chóng và dễ dàng.

4. Kết luận

Dữ liệu IoT đang định hình lại cách doanh nghiệp vận hành và quản lý nhân sự. Bằng cách áp dụng IoT, doanh nghiệp không chỉ nâng cao hiệu suất mà còn đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu của khách hàng. Đừng bỏ lỡ cơ hội để tận dụng IoT và đưa doanh nghiệp của bạn lên một tầm cao mới.