Cơ cấu tổ chức nhân sự của một công ty là tổng hợp bộ phận các đơn vị và các cá nhân mối liên kết chặt chẽ với nhau, có trách nhiệm và quyền hạn theo từng cấp bậc khác nhau và có trách nhiệm hoàn thành các công việc được giao phó trong công ty. Nhờ cơ cấu tổ chức mà các nhà lãnh đạo nắm bắt được các quá trình vận hành và xác định rõ vai trò của từng nhân viên trong công ty.
1. Cơ cấu tổ chức theo đường thẳng
Mô hình tổ chức phân quyền, đây là cơ cấu tổ chức đơn giản và lâu đời nhất. Mô hình vận hành theo kiểu nhà lãnh đạo đưa ra quyết định và giám sát nhân viên, chỉ thị theo cấp cao nhất rồi cuối cùng là đến nhân viên. Như vậy nhân viên muốn đưa ra ý kiến hay gặp mặt nhà lãnh đạo thì phải được quản lý xét duyệt.
Ưu điểm của loại hình là có trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người được phân công rõ ràng và cụ thể, như vậy họ sẽ hiểu rõ công việc của mình như thế nào và giải quyết nhanh chóng. Các nhân viên có những lộ trình rõ ràng và thắng tiến và doanh nghiệp tập trung phát triển nhân viên theo từng kỹ năng chuyên môn.
Nhược điểm thì cơ cấu tổ chức đường thẳng thường cứng nhắc và kém linh hoạt, sự cạnh tranh và thích nghi kém hơn. Các công việc giải quyết mất thời gian vì theo cấp bậc từ cao xuống thấp, công việc sẽ không hiệu quả và dễ xảy ra mâu thuẫn bất đồng quan điểm.
2.Cơ cấu tổ chức theo chức năng
Loại hình cơ cấu này là từng chức năng quản lý được tách riêng ra từng cơ quan và bộ phận khác nhau. Mô hình cơ cấu tổ chức nhân sự này, mỗi bộ phận sẽ có cấp trên quản lý và giải quyết công việc.
Ưu điểm của cơ cấu tổ chức này là có sự tập trung làm việc giữa các nhân viên, nhân viên được giao lưu và trao đổi với nhau.Sản xuất được chuyên môn hóa và tiêu chuẩn hóa giữa các doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức giữa các phòng ban được linh hoạt.
Hạn chế của cơ cấu là phân chia rõ ràng mỗi cấp trên của phòng ban, nhiều rào cản giữa các phòng ban cho nên gây ra nhiều trở ngại cho doanh nghiệp nếu cho nhiều các sản phẩm và dự án mới. Dễ xảy ra mâu thuẫn giữa các cấp trên về quản lý tài chính và marketing.
3.Cơ cấu tổ chức theo sơ đồ ma trận
Đây là mô hình cơ cấu linh hoạt kết hợp giữa cơ cấu theo chiều dọc và chiều ngang, không theo các mô hình truyền thống nào. Đây là cấu trúc khó nhất khi phân bổ các nguồn lực theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nếu doanh nghiệp áp dụng mô hình này thì sẽ đưa ra nhiều giải pháp toàn diện hơn nữa.
Ưu điểm của cơ cấu này là giúp các cá nhân sử dụng linh hoạt kỹ năng chuyên môn và thích ứng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và tận dụng được đối ta nguồn nhân lực. Rút ngắn các quá trình truyền lệnh và thúc đẩy sự phối hợp giữa các phòng ban.
Hạn chế của cơ cấu này là kết hợp nhiều phòng ban nên nhân viên phải làm việc với nhiều quản lý cùng một lúc, sơ đồ ma trận khá phức tạp nên nhân viên mất nhiều thời gian để thích ứng. Sẽ khó đánh giá được hiệu suất hoạt động của từng nhân viên.
4. Mô hình tổ chức tự quản lý
Mỗi công ty đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ cho nên không có chức doanh công việc. Mô hình này phù hợp với công ty nhỏ hay công ty mới startup, cấu trúc này sẽ hoạt động tốt nhất nếu các nhân viên liên kết với nhau chặt chẽ với nhau.
Ưu điểm của mô hình là tiết kiệm được các chi phí về tiền lương, phúc lợi và các khoản chi để thuê các cấp trên có chuyên môn cao. Tiết kiệm được nhiều thời gian và loại bỏ các quy trình xử lý rườm rà
Hạn chế như các trường hợp số lượng nhân viên tăng lên và mất kiểm soát, nhân viên phải đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau và khó khăn khi thăng tiên cho các nhân về các khoản phúc lợi khác nhau.
Bài viết này là những mô hình cơ cấu tổ chức phổ biến được nhiều công ty lựa chọn, các cơ cấu tổ chức sẽ giúp được các nhà quản lý nắm rõ ưu nhược điểm của mô hình công ty mình và đưa ra những phương án xử lý phù hợp nhất có thể.