Với đặc thù riêng của ngành xây dựng, nên kế toán trong lĩnh vực này đòi hỏi phải có những kỹ năng và sự am hiểu chuyên sâu nhất định. Trong đó, việc tạo mẫu bảng lương công nhân xây dựng luôn là yếu tố quan trọng, giúp doanh nghiệp duy trì ổn định nguồn nhân sự, tránh trường hợp công nhân bất mãn vì vấn đề lương, thưởng không rõ ràng và minh bạch.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn mẫu bảng lương công nhân xây dựng mới nhất 2019, được thể hiện khá cụ thể và chi tiết. Mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến!
1. Mẫu bảng lương công nhân xây dựng sẽ có những loại lương nào?
Tương tự như các lĩnh vực khác, công nhân xây dựng cũng sẽ được nhận các loại lương sau đây:
- Lương cơ bản: Là lương thỏa thuận giữa giám đốc công ty xây dựng với người lao động. Lương này dùng để đóng bảo hiểm, và để tính các khoản trích bảo hiểm theo lương. Cách tính lương cơ bản như sau: Đối với các doanh nghiệp căn cứ để tính lương cơ bản chính là mức lương tối thiểu vùng được quy định nghị định 157/2018/NĐ-CP.
- Lương công việc: Là lương bao gồm lương cơ bản cộng thêm các khoản phụ cấp như: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp năng lực, thâm niên, thu hút… Các khoản phụ cấp này, phải được thể hiện trên hợp đồng lao động hoặc trong quy chế lương thưởng của công ty thì mới được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
- Ngày công thực tế: Là số ngày bạn đi làm trong tháng, dựa vào bảng chấm công để lấy số liệu tính lương thực tế hay còn gọi là lương tháng.
Lương công nhân xây dựng cũng có nhiều mức khác nhau
2. Các bước tạo mẫu bảng lương công nhân xây dựng mới nhất 2019
Để tạo mẫu bảng lương công nhân xây dựng, bạn có thể thực hiện theo các bước cụ thể như:
- Bước 1: Xác định bố cục chung của bảng lương
Bố cục chung của bảng lương sẽ bao gồm các phần:
Thông tin đơn vị: gồm tên, địa chỉ của đơn vị.
Tên tiêu đề: “Bảng thanh toán tiền lương” đặt ở chính giữa, dòng phía dưới thông tin đơn vị. Viết hoa toàn bộ để làm rõ nội dung này.
Mẫu bảng: Phần này đặt trong 1 Textbox (Insert/Textbox). Khi đặt trong Textbox thì chúng ta có thể di chuyển toàn bộ đoạn Text này và đặt vào vị trí bất kỳ mà không phải lo việc ảnh hưởng tới các ô trong Sheet
Thời gian lập bảng lương: Là tháng nào, năm nào ghi cụ thể. Vì đây sẽ là căn cứ phân biệt các bảng lương ở các tháng, các năm khác nhau. Ngoài ra, căn cứ vào thời gian này bạn có thể tham chiếu chính xác các thông tin như: số công đã tính được trong bảng chấm công của tháng tương ứng, thông tin hiện tại về tình trạng của công nhân xây dựng.
Bố cục chung của mẫu bảng lương công nhân xây dựng
Nội dung bảng lương: Gồm danh sách công nhân tính lương (họ tên), các thông tin phục vụ cho việc tính lương (thông tin từng công nhân, thông tin về chấm công từ bảng chấm công…). Dựa vào đó, bạn sẽ xác định được số tiền tương ứng. Tổng hợp tất cả các khoản phát sinh tăng (phụ cấp, thưởng…) các khoản phát sinh giảm (đã tạm ứng, khoản trích theo lương, thuế…) để xác định được số tiền lương phải trả cho mỗi công nhân xây dựng trong tháng.
Số tiền bằng chữ: Để xác nhận lại đúng tổng số tiền lương phải trả trong tháng
Thời gian lập mẫu bảng lương công nhân xây dựng và người có trách nhiệm ký tên: Bảng lương được lập ra bởi bộ phận nào, những ai chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả trong bảng lương… đều phải ký tên trên bảng lương, để đảm bảo các cơ sở pháp lý cho việc theo dõi tính và trả lương cho công nhân được chính xác, rõ ràng.
- Bước 2: Cách tham chiếu thông tin liên quan đến công nhân xây dựng
Thông tin liên quan tới công nhân xây dựng bao gồm: bậc lương, hệ số lương. Những nội dung này thường được quản lý trong bảng danh sách công nhân hoặc trong nội dung về Hợp đồng lao động
- Bước 3: Cách tham chiếu thông tin từ bảng chấm công
Tương tự như cách tham chiếu lấy thông tin trong bảng danh sách công nhân, chúng ta có thể tham chiếu tới bảng chấm công, bảng theo dõi sản phẩm hay hạng mục công trình hoàn thành để lấy thông tin bằng hàm Vlookup trên excel.
- Bước 4: Cách xác định các khoản đã tạm ứng
Căn cứ vào bảng theo dõi tạm ứng (sổ quỹ hoặc bảng theo dõi tạm ứng riêng), kế toán công ty xây dựng có thể xác định số tiền đã tạm ứng lương của tháng đó, số tiền tạm ứng chưa được hoàn và trừ vào lương trong tháng để tính tổng các khoản đã tạm ứng kỳ 1.
- Bước 5: Cách tính các khoản trích theo lương
Kế toán sẽ căn cứ vào tổng thu nhập trong tháng, các khoản thu nhập nào được tính đóng bảo hiểm, tính vào thu nhập tính thuế TNCN, các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN để xác định các khoản trích theo lương:
Về bảo hiểm thì căn cứ mức đóng, tỷ lệ đóng các khoản bảo hiểm theo quy định mới nhất về BHXH năm 2019
Về thuế TNCN thì căn cứ biểu thuế lũy tiến theo quy định trong luật thuế TNCN, cách xác định thu nhập tính thuế, các khoản giảm trừ để tính thuế TNCN phải nộp
- Bước 6: Xác định số tiền lương thực lãnh trong tháng
Số tiền thực lĩnh = Tổng thu nhập – Số đã tạm ứng lương kỳ I – Các khoản trích theo lương
Như vậy là, bạn đã hoàn thành việc tạo mẫu bảng lương công nhân xây dựng trên excel.
Tuy nhiên, mẫu bảng lương công nhân xây dựng được chia sẻ trên đây vẫn chưa là mới nhất, đây chỉ là cách tạo thủ công truyền thống được áp dụng từ trước đến nay. Theo đó, mẫu bảng lương công nhân xây dựng mới nhất 2019, được trích xuất từ máy chấm công kết hợp với phần mềm nhân sự HRPRO7. Mẫu bảng lương này được đánh giá cao về sự chuẩn xác, nhanh chóng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và các chi phí nhân công,…
Tạo mẫu bảng lương công nhân xây dựng từ phần mềm HRPRO7 của Tinh Hoa
Mọi thông tin về phần mềm chấm công, tính lương HRPRO7, Quý khách có thể liên hệ đến Công ty giải pháp Tinh Hoa qua hotline: 0919.397.169 (gặp Nguyễn Nhã) hoặc 0919.039.665 (gặp Quỳnh Như) để được tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng tận tình!