Chuyên môn nghiệp vụ là một trong những yêu cầu cơ bản đòi hỏi người lao động phải đáp ứng được trong quá trình làm việc. Mỗi một ngành nghề, bộ phận lại có những yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ riêng để phục vụ đúng cho ngành nghề hoặc bộ phận đó. Nếu bạn đang là giáo viên mới ra trường thì bạn có thể tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về chuyên môn nghiệp vụ và tìm hiểu về chuyên môn nghiệp vụ của một giáo viên.
Chuyên môn nghiệp vụ là gì?
Thực ra chuyên môn – dịch vụ là hai ý hoàn toàn độc lập nhau, nhưng chúng lại là một khối không tách rời.
Chuyên môn là gì ?
Chuyên môn được định nghĩa là lĩnh vực kiến thức riêng của một ngành bất kỳ. Đi cùng với nó là khái niệm về công việc chuyên môn và trình độ chuyên môn.
Công việc chuyên môn là công việc yêu cầu người lao động có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp dưới những kiến thức đã được đào tạo bài bản.
Trình độ chuyên môn có thể hiểu là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ vào công việc sao cho hiệu quả và nhất quán.
Nghiệp vụ là gì ?
Nghiệp vụ là những kỹ năng, phương pháp mà người lao động sử dụng để tiến hành công việc chuyên môn đã được đào tạo sao cho hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức tốt nhất.
Người lao động sẽ thể hiện trình độ chuyên môn, kỹ năng nhờ vào nghiệp vụ. Nghiệp vụ yêu cầu người lao động phải tuân thủ tuyệt đối và làm theo đúng quy định, quy trình đã đề ra. Để đánh giá lực lượng lao động của mình, những người sử dụng lao động sẽ sử dụng nghiệp vụ như một thước đo.
Vậy chuyên môn, nghiệp vụ được hiểu như nào ?
Dựa trên những gì đã phân tích, ta có khái niệm chuyên môn nghiệp vụ như sau: Chuyên môn nghiệp vụ là toàn bộ khái niệm, quy trình, công cụ, phương tiện, kĩ thuật của một vị trí nhất định, dùng để phục vụ hoàn thành các yêu cầu đề ra cho công việc. Sự hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ thể hiện qua số năm kinh nghiệm trong nghề và được đánh giá qua 5 mức độ:
- Mức thứ nhất: Chủ động tìm hiểu, ghi nhớ lý thuyết.
- Mức thứ hai: Có khả năng tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết và cập nhật kiến thức mới.
- Mức thứ ba: Vận dụng một cách có định hướng các kiến thức lý thuyết có được sau khi tìm hiểu, ghi nhớ, tổng hợp, hệ thống hóa và cập nhật vào công việc.
- Mức độ bốn: Đánh giá được hiệu quả công việc của những người có cùng chuyên môn nghiệp vụ, phán đoán, phân tích được các tình huống bất ngờ.
- Mức độ năm: Có khả năng hướng dẫn, đào tạo, huấn luyện người mới, tìm ra được những phương pháp đem lại hiệu quả cao trong công việc và xử lý được mọi tình huống phát sinh.
Tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ bắt buộc của giáo viên
Giáo viên dựa vào 3 mức độ để xét về các tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên: Mức đạt, mức khá và mức tốt.
- Phát triển chuyên môn bản thân.
- Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Tư vấn và hỗ trợ học sinh.
Bài viết trên đã mang đến cho bạn những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ nói chung và những chuyên môn nghiệp vụ giáo viên. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn giáo viên hoặc những bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về những kiến thức trên.