Một thắc mắc chung của nhiều doanh nghiệp hiện nay là có cần thiết phải thành lập công đoàn hay không và nếu không thành lập công đoàn có bị phạt không? Những thông tin cung cấp sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Công đoàn là gì?
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu rõ công đoàn là gì?
Công đoàn là gì?
Theo Điều 1 Luật Công đoàn 2012 thì công đoàn là tổ chức của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động. Công đoàn có nhiệm vụ chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động đồng thời tham gia quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và tuyên truyền, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.
Khi có từ 5 người lao động trở lên trong doanh nghiệp thì những người lao động có thể thành lập công đoàn
Cũng theo quy định tại Khoản 1 Điều 189 Bộ luật Lao động 2012 thì người lao động làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp có quyền thành lập có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
Không thành lập công đoàn có bị phạt không?
Theo như các quy định ở trên, chúng ta có thể thấy rằng công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động và không mang tính chất bắt buộc.
Công đoàn cấp trên cơ sở chỉ có trách nhiệm vận động người lao động gia nhập, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp chứ không có quyền ép buộc người lao động phải thành lập công đoàn. Với doanh nghiệp, họ không có nghĩa vụ phải thành lập công đoàn.
Doanh nghiệp không thành lập công đoàn có bị phạt không?
Vậy doanh nghiệp không thành lập công đoàn có bị phạt không?
Tuy không có trách nhiệm phải thành lập công đoàn nhưng doanh nghiệp cần phải tạo điều kiện, hỗ trợ, giúp đỡ cho người lao động thành lập công đoàn khi có mong muốn và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn hoạt động.
Nếu người sử dụng lao động, doanh nghiệp có các hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng:
- Cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn của người lao động.
- Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập công đoàn.
- Yêu cầu người lao động rời khỏi hoặc không được tham gia công đoàn.
- Không gia hạn hợp đồng lao động đối với các cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn nhưng hết hạn hợp đồng lao động.
Điều kiện và quy trình thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp
Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp
Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; các chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có sử dụng lao động Việt Nam được thành lập công đoàn cơ sở khi đáp ứng đủ hai điều kiện sau:
- Có tư cách pháp nhân.
- Có ít nhất 5 đoàn viên công đoàn hoặc có từ 5 người lao động trở lên có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
Thành lập công đoàn cần phải đáp ứng đủ điều kiện và có quy trình rõ ràng
Quy trình thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp
- Bước 1: Thành lập Ban vận động
Ban vận động được thành lập khi có từ 3 người lao động trở lên đang làm việc tại doanh nghiệp có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
Ban này có nhiệm vụ thực hiện vận động người lao động tham gia, thành lập công đoàn cơ sở.
- Bước 2: Tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở
Khi có đủ người lao động đồng ý với Điều lệ Công đoàn và mong muốn tham gia công đoàn sẽ tiến hành Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở đồng thời bầu cử Ban chấp hành.
- Bước 3: Ra quyết định thành lập công đoàn
Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi kết thúc Hội nghị, Ban Chấp hành C gửi hồ sơ, đề nghị Công đoàn cấp trên ra quyết định công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở, ban chấp hành.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi không thành lập công đoàn có bị phạt không và hướng dẫn quy trình thành lập công đoàn.
Đừng quên truy cập Giải Pháp Tinh Hoa để cập nhật nhiều thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề quản lý nhân sự trong doanh nghiệp.