Để quá trình tuyển dụng thêm hiệu quả và tiết kiệm được nhiều thời gian sau vòng sàng lọc hồ sơ bạn muốn trao đổi trực tiếp cụ thể hơn với ứng viên theo nhiều hình thức khác nhau có thể qua điện thoại hay các phương tiện truyền thông khác như mẫu thư mời phỏng vấn qua email,….
Nhưng để hiểu thêm được về kinh nghiệm trình độ, kiến thức của các ứng viên thì hình thức trao đổi phỏng vấn trực tiếp sẽ luôn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các nhà tuyển dụng.
Vậy bạn nên sử dụng hình thức nào để liên hệ và trao đổi trực tiếp đến các ứng viên đã qua vòng sàng lọc?
Là một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp sau khi bạn đã chọn lọc được hồ sơ ứng viên phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp mình đang thiếu thì bước tiếp theo bạn nên gọi điện để xác nhận lại thông tin của ứng viên và hẹn lịch phỏng vấn trực tiếp vào một thời điểm cụ thể rõ ràng để cả bạn cũng như ứng viên đều thuận tiện hơn cho buổi phỏng vấn.
Nhưng chỉ trao đổi thông tin qua điện thoại với ứng viên thôi thì vẫn chưa đủ, để bạn biết chắc ứng viên có đến tham gia buổi phỏng vấn trực tiếp và sắp xếp lịch phỏng vấn cho phù hợp thì mẫu thư mời phỏng vấn qua email là một điều vô cùng quan trọng không thể thiếu trong quá trình tuyển dụng của bất kỳ doanh nghiệp nói chung và nhà tuyển dụng nói riêng nào. Bởi thư mời để phỏng vấn ứng viên qua email sẽ quảng bá được thương hiệu, cách làm việc khoa học hiện đại và tạo động lực thu hút ứng viên tham gia buổi phỏng vấn.
Mẫu thư mời phỏng vấn qua email chuyên nghiệp vừa tạo được cảm giác tin tưởng vừa tăng được tỉ lệ phản hồi cho nhà tuyển dụng
Thư mời phỏng vấn qua email sẽ thể hiện được phần nào về văn hóa và phong cách làm việc của doanh nghiệp với các ứng viên, nên nhiều bạn làm nhân sự còn chủ quan trong quá trình viết thư mời phỏng vấn qua email.
Mẫu thư mời phỏng vấn qua email
Sau đây là những điều bạn nên lưu ý của mẫu thư mời phỏng vấn qua email cơ bản mà lại chuyên nghiệp:
Trong mẫu thư mời phỏng vấn qua email, bạn nên dùng email của công ty có kèm theo logo cũng như hình ảnh công ty để bước đầu tiên lấy được sự tin tưởng vào email cũng như thông tin tuyển dụng với các ứng cử viên.
Tiêu đề email: Hãy luôn đảm bảo độ chính xác nếu bạn dùng mẫu email có sẵn và luôn kiểm tra tiêu đề email trước khi gửi cho ứng viên. Bởi vì một khi bạn gửi sai sẽ làm mất lòng tin cũng như uy tín thương hiệu công ty.Đồng thời tiêu đề thư mời trên email của bạn phải thể hiện rõ ý mời đến trực tiếp tại công ty để tham gia buổi phỏng vấn, tránh các trường hợp tiêu đề email dài dòng không đúng mục đích dễ gây hiểu lầm.
Nội dung email: Bạn phải chú ý nội dung thư mời phải thật ngắn gọn rõ ràng thời gian địa điểm phỏng vấn cụ thể,kèm theo đó là bạn có thể đề cập đến vị trí mà ứng viên đã ứng tuyển tránh dài dòng không cần thiết.
Đặc biệt phần mở đầu thư bạn nên gửi lời cảm ơn đến ứng viên vì đã quan tâm và ứng tuyển tại vị trí này của doanh nghiệp bạn điều này thể hiện sự thân thiện gần gũi tạo sự bắt đầu tốt đẹp cho doanh nghiệp với ứng viên. Thêm một điểm lưu ý nhỏ để bạn nhắc nhở đến ứng viên về thời gian cũng như địa điểm phỏng vấn là bạn nên in đậm hoặc tô sáng những điểm cần nổi bật để ứng viên chú ý quan tâm hơn.
Phần kết: Ở phần này bạn không được quên để lại thông tin liên hệ như chức danh, số điện thoại để ứng viên có thể tiện trao đổi khi đến ứng tuyển. Bên cạnh đó để tăng độ tin cậy cho ứng viên và tiện hơn cho ứng viên để tìm hiểu về công ty trước khi đến buổi phỏng vấn bạn có thể thêm vào cuối thư là website công ty các thông tin liên quan đến doanh nghiệp.
Một số lưu ý nhỏ cuối cùng để không gặp sai sót trong quá trình gửi thư mời phỏng vấn qua email bạn nên kiểm tra lại phông chữ, ngôn ngữ và thời gian bạn gửi mail cũng như thời gian để ứng viên xem và phản hồi lại email của bạn.