Bất kỳ một công ty, doanh nghiệp nào cũng phải có nội quy lao động để tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vậy nội quy lao động là gì? Doanh nghiệp xây dựng và đăng ký nội quy lao động như thế nào? Cùng Giải Pháp Tinh Hoa tìm hiểu về vấn đề này ngay sau đây.
Nội quy lao động là gì?
Nội quy lao động là văn bản quy định do người sử dụng lao động ban hành bao, gồm: các quy tắc xử sự chung và xử sự riêng biệt cho từng loại lao động hoặc khu vực sản xuất; các hành vi vi phạm kỷ luật lao động và cách thức xử lý, trách nhiệm đối với những người có hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
Nội quy lao động là gì?
Nội quy lao động được xem là “luật” trong nội bộ doanh nghiệp, giúp người sử dụng lao động thiết lập và duy trì kỷ luật lao động trong đơn vị; góp phần chuẩn hóa các hành vi, quan hệ ứng xử trong cơ quan, đơn vị, tổ chức; là cơ sở để xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất đối với những người lao động vi phạm kỷ luật lao động.
Nội quy lao động giúp người lao động thực hiện quyền quản lý lao động một cách hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất lao động.
Doanh nghiệp nào phải đăng ký nội quy lao động?
Theo quy định tại Điều 119 bộ Luật Lao động 2012 thì những doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản và phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh để nội quy lao động có hiệu lực pháp luật. Nếu doanh nghiệp sử dụng trên 10 lao động mà không đăng ký nội quy lao động sẽ bị xử phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng.
Doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động
Còn những đơn vị sử dụng dưới 10 NLĐ thì không nhất thiết phải có nội quy lao động bằng văn bản và không phải đăng ký nội quy lao động.
Xây dựng nội quy lao động bao gồm những nội dung gì?
Theo quy định thì nội quy lao động sẽ bao gồm những nội dung sau đây:
-
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi
Quy định thời gian làm việc bình thường trong 1 ngày, 1 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc công việc trong ngày, tuần, tháng; làm thêm giờ (nếu có), tăng ca; thời điểm các đợt nghỉ ngắn ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, nghỉ phép năm, nghỉ ốm, nghỉ không hưởng lương.
-
Trật tự tại nơi làm việc
Quy định phạm vi làm việc, đi lại trong giờ làm việc; văn hóa ứng xử, giao tiếp, trang phục; tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao động (trừ trường hợp người lao động thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của mình).
Nội quy lao động bao gồm nhiều nội dung khác nhau
-
An toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
Trách nhiệm nắm vững các quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tuân thủ nội quy, quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động; sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân; vệ sinh, khử trùng tại nơi làm việc,…
-
Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động
Danh mục tài sản, tài liệu, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ phải bảo vệ thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.
-
Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất
Quy định các hành vi vi phạm, mức độ vi phạm, các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật lao động tương ứng, các loại trách nhiệm vật chất, mức độ thiệt hại, phương thức bồi thường.
Trên đây là một số thông tin xoay quanh vấn đề xây dựng nội quy lao động. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc thiết lập và duy trì nội quy lao động là điều kiện tất yếu để phát triển sản xuất và kinh doanh.
Đừng quên truy cập Giải Pháp Tinh Hoa để cập nhật thêm nhiều chia sẻ hữu ích trong việc quản lý nhân sự cho doanh nghiệp.