Tài sản lớn nhất của một tổ chức, doanh nghiệp chính là nguồn nhân lực. Và để nguồn lực này có thể phát huy được thế mạnh, đóng góp vào sự thành công của tổ chức thì hoạt động quản trị nhân lực cần phải có hiệu quả.
Tiếp tục với chuyên mục quản lý nhân sự, bài viết hôm nay, hãy cùng Giải Pháp Tinh Hoa tìm hiểu quản trị nhân lực là làm gì cũng như trách nhiệm cụ thể của những người làm công tác nhân lực.
Quản trị nhân sự là làm gì?
Quản trị nguồn nhân lực bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Tuy nhiên để trả lời cho câu hỏi quản trị nhân lực là làm gì thì cần phải kể đến 3 công việc đặc thù nhất sau đây:
Thu hút nhân tài và tuyển dụng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp
Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong tổ chức, doanh nghiệp. Là động lực phát triển, quyết định đến sự thành công của tổ chức. Do vậy mà hoạt động thu hút nhân tài và tuyển dụng nguồn nhân lực luôn phải được đặt lên hàng đầu.
Những người đảm nhận công việc quản trị nhân lực không được để doanh nghiệp thiếu lao động. Nhưng không phải vì vậy mà công tác tuyển dụng được thực hiện một cách đại trà, thiếu chuyên nghiệp.
Tuyển dụng lao động cần phải đúng người, đúng việc. Nhân lực cho doanh nghiệp không chỉ yêu cầu về số lượng đủ mà còn phải đảm bảo chất lượng (có năng lực, có chuyên môn, “được việc”) để hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.
Tuyển dụng nhân sự cần phải đúng người, đúng việc để không lãng phí tiền bạc của doanh nghiệp
Để làm được điều này thì bộ phận quản trị nhân lực cần phải thực hiện nhiều khâu như phân tích công việc, dự báo sự biến động nguồn lao động, xây dựng tiêu chí và quy trình tuyển dụng, phỏng vấn đề tìm ứng viên phù hợp,…
Thực hiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Bộ phận nhân lực phải luôn theo dõi năng lực của người lao động và tổ chức đào tạo đảm bảo chuyên môn của người lao động, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Với những nhân viên viên mới, hoạt động đào tạo giúp nhân viên định hình chuyên môn và tham gia làm việc, sản xuất theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật của đơn vị. Với các nhân viên cũ cũng cần được thường xuyên đào tạo để phát triển chuyên môn, tiếp tục kế thừa các hoạt động, vị trí công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao trong doanh nghiệp.
Thực hiện đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp
Muốn xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được chính xác cần căn cứ vào các yếu tố như:
- Nhu cầu của các bộ phận
- Nhu cầu công việc
- Nhu cầu của người lao động
- Tình hình sản xuất kinh doanh
- Chủ trương chính sách của doanh nghiệp: nguồn tài chính, các chính sách khuyến khích và chế độ hỗ trợ…
- Công tác đánh giá chung như: nguồn nhân lực, công nghệ, máy móc thiết bị, kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Duy trì nguồn nhân lực trong tổ chức
Khi doanh nghiệp đã có nguồn nhân lực ổn định thì cần phải chú trọng đến phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có.
Bộ phận nhân lực phải thực hiện các hoạt động, chính sách để khích lệ, động viên nhân viên đồng thời phát triển các mối quan hệ tốt đẹp trong doanh nghiệp.
Các công việc liên quan bao gồm: ký hợp đồng lao động, giải quyết các tranh chấp lao động, để xuất các chính sách lương thưởng, đãi ngộ, cải thiện môi trường làm việc, y tế, bảo hiểm,…
Quản trị nguồn nhân lực không chỉ là khoa học mà nó còn là nghệ thuật vì đối tượng hướng đến của hoạt động này chính là con người. Quản trị nhân lực chính là nguyên nhân dẫn đến thành công lẫn thất bại của các doanh nghiệp, tổ chức.
Do vậy mà ngoài việc nắm rõ quản trị nhân lực là làm gì thì những người làm việc ở bộ phận này còn cần phải có các bí quyết riêng để hoàn thành tốt công việc và hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc thu hút, phát triển và quản lý người lao động.
Nếu đang gặp khó khăn trong việc quản lý nhân sự, các tổ chức hãy liên hệ ngay Giải Pháp Tinh Hoa để được tư vấn và đề xuất những giải pháp phù hợp.