Chọn trang

Do khối lượng công việc nhiều mà không ít cơ quan hiện nay cần đến lao động làm thêm giờ. Để đảm bảo sức khỏe và quyền lợi của người lao động, pháp luật đã có những quy định cụ thể về làm thêm ngoài giờ hành chính. 

Bài viết hôm nay, Giải Pháp Tinh Hoa sẽ cung cấp thêm thông tin về quy định làm thêm giờ trong cơ quan nhà nước mới nhất.

Làm thêm giờ là gì?

Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài giờ hành chính được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Quy định làm thêm giờ trong cơ quan nhà nước mới nhất 1


Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài giờ hành chính

Theo đó, thời giờ làm việc bình thường tại các cơ quan nhà nước không quá 8 giờ trong 1 ngày và 48 giờ trong 1 tuần.

Các cơ quan được quyền quy định làm việc theo giờ, ngày hoặc tuần. Trong trường hợp làm việc theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không được quá 10 giờ trong 1 ngày nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Quy định làm thêm giờ trong cơ quan nhà nước 

Theo quy định, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm ngoài giờ hành chính khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Được sự đồng ý của người lao động.
  • Vì làm thêm giờ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Do vậy mà các cơ quan chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ nếu có sự đồng ý của người lao động. 
  • Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, cơ quan được quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà người lao động không được từ chối.

Quy định làm thêm giờ trong cơ quan nhà nước mới nhất 2

Làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp cấp bách

  • Không sử dụng lao động làm thêm quá số giờ quy định
  • Nếu làm việc theo ngày, đảm bảo số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong ngày.
  • Nếu làm việc theo tuần, đảm bảo số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.
  • Đảm bảo số giờ làm thêm trung bình không quá 30 giờ/tháng và 200 giờ/năm. Trừ một số trường hợp ngoại lệ như lao động tham gia những công việc cấp bách, không thể trì hoãn hoặc sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước thì số giờ làm thêm trung bình không quá 300 giờ/năm.
  • Bố trí thời gian nghỉ bù theo quy định
  • Sau mỗi đợt làm thêm giờ tối đa 7 ngày liên tục trong tháng thì người sử dụng lao động phải bố trí thời gian nghỉ bù cho người lao động.
  • Trường hợp người lao động không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì cần phải trả lương làm thêm giờ theo quy định về tiền lương làm thêm giờ.

Lưu ý: Các cơ quan không được sử dụng phụ nữ mang thai làm thêm giờ khi mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở những vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Chế độ tiền lương cho lao động làm thêm giờ

Để bù lại công sức làm thêm giờ của người lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả đúng và đầy đủ tiền lương làm thêm giờ cho người lao động. 

Quy định làm thêm giờ trong cơ quan nhà nước mới nhất 3

Quy định về tiền lương làm thêm giờ trong cơ quan nhà nước

Cụ thể:

  • Tiền lương làm thêm giờ vào ngày thường: ít nhất bằng 150%.
  • Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần: ít nhất bằng 200%.
  • Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương: ít nhất bằng 300% (chưa bao gồm tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương).
  • Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm (giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.): ngoài tiền lương làm đêm, người sử dụng lao động còn phải trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày cho người lao động.

Trên đây là quy định làm thêm giờ trong cơ quan nhà nước và các vấn đề liên quan như tiền lương, lịch nghỉ bù. Hy vọng những chia sẻ của Giải Pháp Tinh Hoa sẽ giúp người lao động lẫn các cơ quan nắm rõ hơn về vấn đề làm thêm giờ để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của hai bên.