Chọn trang

Ai trong chúng ta đều có mong muốn được phát triển sự nghiệp và đạt được thành tựu trong công việc của bản thân. Việc cơ bản quan trọng đầu tiên để có thể giúp chúng ta thành công là chúng ta cần phải biết “Tự quản lý tốt bản thân”. Bởi lẽ, nếu ngay cả chính bản thân bạn mà bạn còn không quản lý nổi bản thân tốt, kỷ luật thì khó có thể mà quản lý được người khác.

Theo bậc thầy nghệ thuật lãnh đạo John C. Maxwell, có 7 điều bạn cần làm để tự quản lý bản thân được đề cập trong cuốn sách “The 360 Leader”.

Nhà lãnh đạo tốt cần biết kiểm soát cảm xúc cá nhân

Một người dễ dàng bị cảm xúc chi phối thực sự sẽ khó đạt được thành công so với những người biết tiết chế, điều khiển tốt cảm xúc cá nhân. Ví dụ, trong một cuộc họp ở Công ty, chỉ vì tức giận mà không kiểm soát được cảm xúc tiêu cực của mình, một người nhân viên đã có hành động chống đối gay gắt đối với sếp trước mặt rất nhiều nhân viên. Việc đó khiến anh nhân viên không những làm mất lòng của mọi người đối với anh mà còn làm mất hảo cảm của sếp dành cho anh ta. Trái lại với thái độ chống đối của nhân viên, người sếp chỉ điềm tĩnh cảm ơn lời đóng góp của nhân viên, đồng thời xoa dịu không khí căng thẳng, sau buổi họp người Sếp còn gọi anh ta ở lại trao đổi hiểu nguyên nhân cho việc chống đối của nhân viên.

Việc biết quản lý cảm xúc của bản thân là tiền đề thiết yếu cần thiết ở một nhà lãnh đạo cần có, bởi lẽ họ sẽ biết khi nào thì nên thể hiện cảm xúc, khi nào thì nên trì hoãn cảm xúc cá nhân để đạt được mục tiêu mà họ đặt ra. Theo John C.Maxwell, việc kiểm soát tốt cảm xúc không phải là “Mị dân”, nếu điều đó mang lại những lợi ích cho tổ chức và không phải xuất phát từ lợi ích cá nhân của họ.

Bên cạnh đó, chúng ta cần biết được kiềm chế cảm xúc khác hoàn toàn với việc phủ nhận hay chôn vùi cảm xúc. Điểm quan trọng là chúng ta nên biết tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu rõ và cảm thông, đặt lợi ích của người khác, của tập thể lên trên lợi ích riêng tư của cá nhân khi giải quyết và xử lý những cảm xúc tiêu cực.

 kiểm soát cảm xúc cá nhân giúp bạn thăng tiến hơn trong cuộc sống

Quản lý các ưu tiên

Việc quản lý các thứ tự ưu tiên trong công việc sẽ giúp cho một người lãnh đạo biết bản thân cần thực hiện công việc nào trước, biết được tính quan trọng và cần thiết của công việc để sắp xếp thời gian hợp lý cho từng mục tiêu. John C. Maxwell đề xuất quản lý các ưu tiên như sau:

  •       80% thời gian- làm những việc bạn giỏi nhất
  •       15% thời gian- làm những việc bạn đang học hỏi
  •       5% thời gian-làm những việc cần thiết khác.

Thời gian khi mới bắt đầu, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc quyết định, phân loại các loại công việc và thực hiện bởi lẽ, việc này yêu cầu bạn cần có “tính kỷ luật” cao và quyết tâm kiên nhẫn để thực hiện. Mỗi chúng ta ai đều cũng có tham vọng làm được nhiều việc nhưng cần làm việc một cách có chọn lọc, hãy làm những việc giúp bạn phát triển khả năng hoặc việc cấp trên yêu cầu đích thân bạn làm.

Sắp xếp thời gian hợp lý

Có câu nói “ Tiền bạc không thể nào mua được thời gian” đã đủ thể hiện giá trị và tầm quan trọng của thời gian. Thời gian không bao giờ đợi chờ bất kỳ ai, bởi nên vì lý do đó, chúng ta phải biết cách sắp xếp thời gian một cách hợp lý, phù hợp để hoàn thành các mục tiêu, các yêu cầu của công việc đúng thời hạn thời gian cho phép.

Việc phân chia nhỏ công việc và sắp xếp thời gian để hoàn thành góp phần vào thành công trong công việc của chúng ta trong tương lai, bởi lẽ kiểm soát được thời gian cũng đồng nghĩ với việc nắm trong tay một phần thành công.

Quản lý sức khoẻ và năng lượng

Một người khoẻ mạnh và tràn đầy năng lượng cũng sẽ có lúc bị cạn kiệt bởi lượng công việc nhiều nhưng họ lại không biết phân chia nguồn năng lượng có hạn của bản thân vào các mục tiêu cần thiết. Trong đó có ba nhóm làm hao mòn năng lượng mà ai cũng đều gặp phải :

  •       Làm những việc không quan trọng.
  •       Không có khả năng làm những việc thật sự quan trọng.
  •       Không có khả năng ứng phó với vấn đề.

Giải pháp tốt giúp bạn tránh được việc mất năng lượng vô ích là hãy biết phân chia sắp xếp năng lượng của bản thân phù hợp với lượng công việc cần thiết và quan trọng.

Kiểm soát lời nói

Việc sử dụng ngôn từ một cách chọn lọc mang lại hiệu quả, tạo hiệu ứng mạnh và gây ấn tượng tốt với người đối diện. Bởi lẽ, các quản lý cấp cao thường không chỉ nghe lời bạn nói mà họ đánh giá cao hành động và nếu họ ngừng việc đang làm lại để lắng nghe, những lời họ nghe sẽ có giá trị.

Việc quản lý tư duy và tận dụng hiệu quả khoảng thời gian tập trung suy nghĩ, để trau dồi ngôn từ mang lại sức nặng và tầm quan trọng trong lời nói của bạn sẽ giúp bạn có tiếng nói hơn.

Quản lý lối tư duy và suy nghĩ

Việc dành thời gian hợp lý cho một vấn đề sẽ giúp bạn hiểu đủ rộng và đủ sâu, qua đó góp phần đưa ra các cách giải quyết hợp lý cho vấn đề đó. Hãy nhớ nguyên tắc: 1 phút> 1 giờ. Một phút suy nghĩ đáng giá hơn một giờ nói chuyện phiếm hay làm việc không có kế hoạch.

Nếu bạn quá bận rộn với công việc thì hãy tạo thói quen viết nhanh ra giấy 3 đến 4 điều cần đầu tư thời gian để tìm cách giải quyết. Sau đó tìm thời gian thích hợp để suy nghĩ về những điều đó.

Sắp xếp cuộc sống riêng

Theo John C. Maxwell, “Không có thành công nào trong sự nghiệp đáng để ta phải hy sinh gia đình của mình”. Ông cho rằng định nghĩa thành công là có những người thân thiết nhất luôn yêu thương và tôn trọng mình.

Bên cạnh việc bạn làm việc và quản lý tốt mọi thứ ở chỗ làm việc nhưng đời sống riêng tư của bạn thì lại không được quản lý tốt như vậy thì cũng là một điều thất bại trong việc tự quản lý bản thân. Một người cân bằng giữa công việc và gia đình sẽ dễ dàng thành công và dễ dàng kiểm soát các vấn đề của bản thân nhanh chóng.