Sau khi chúng ta bước chân ra khỏi cánh cửa trường học, công việc là thứ chúng ta sẽ gắn bó suốt cuộc đời còn lại và nó ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc của mỗi chúng ta trong cuộc sống. Bởi vậy mà quá trình phát triển nghề nghiệp từ giai đoạn đầu là bước đệm để chúng ta tìm đến sự thành công trong tương lai.
Cho dù bạn đang đứng trước ngưỡng cửa đại học và cần phải lựa chọn một chuyên ngành để theo đuổi, hoặc bạn chuẩn bị tốt nghiệp và sắp gia nhập thị trường lao động, hay bạn đã đi làm và có thu nhập, thì 9 bước đơn giản dưới đây đều sẽ rất hữu ích để giúp bạn xây dựng được công việc/sự nghiệp mà mình mong muốn!
Kế hoạch phát triển sự nghiệp
1. Xác định vị trí hiện tại của bạn
Bước đầu tiên trong kế hoạch phát triển sự nghiệp là xác định bạn đang đang có những gì. Bước này giúp bạn tìm ra điểm mạnh và điểm yếu hiện có.
Ở giai đoạn này, bạn nên xác định sở thích, kinh nghiệm và kỹ năng hiện có. Hãy dành thời gian để lập một danh sách những thông tin chi tiết về mình. Từ những thông tin đó, bạn có thể xác định được vị trí của bản thân trong lĩnh vực mà bạn muốn theo đuổi.
2. Đặt mục tiêu cụ thể
Muốn thành công khi làm bất cứ việc gì, bạn cần có các mục tiêu cụ thể. Mỗi người có một quan điểm khác nhau về thành công, do đó bạn không thể dựa vào người khác mà phải xác định được hướng đi của riêng mình.
Ngay lúc này có thể bạn còn băn khoăn suy nghĩ và chưa tìm ra được mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân. Nhưng một khi đã xác định được cụ thể, những mục tiêu này sẽ giúp bạn lựa chọn được công việc phù hợp với bản thân nhất, từ đó tạo lợi thế cho bạn phát triển sự nghiệp.
3. Xác định khoảng cách bạn phải vượt qua
Bạn nên chia mục tiêu của mình thành các giai đoạn và đặt trọng tâm cho từng giai đoạn ấy. Có thể tham khảo ý kiến của những người bạn tin tưởng cho việc này.
Trong bước này, hãy làm rõ điểm mạnh nên phát huy, điểm yếu cần khác phục và bạn cần bổ sung những gì để đạt được mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn. Từ đó, dự đoán các rủi ro và khó khăn có thể xảy ra cũng như cách khắc phục những vấn đề này.
Đích đến của bạn còn rất xa, điều này có thể làm bạn nản lòng. Thay vì tập trung ngay vào dài hạn, hãy đặt trọng tâm của mình theo từng mốc ngắn hạn, thực hiện dần các mục tiêu từ dễ đến khó.
4. Khám phá sở thích cá nhân
Khi đi làm, chắc chắn bạn sẽ gặp những khó khăn khiến bản thân cảm thấy mệt mỏi và muốn nghỉ việc. Tuy nhiên nếu bạn thật sự yêu thích những gì mình đang làm, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và lạc quan hơn ngay cả khi rơi vào khó khăn.
Chúng ta thường cho rằng sở trường và sở thích là một song điều này không phải lúc nào cũng đúng. Đôi khi chúng ta có thế mạnh trong một lĩnh vực nào đó đơn giản chỉ vì chúng ta đã dành nhiều thời gian để học tập và thực hành, chứ không phải vì sở thích cá nhân.
Hiển nhiên không phải ai cũng có thể tìm kiếm được những công việc phù hợp với bản thân. Vì vậy cách đơn giản hơn là hãy khám phá những gì bạn yêu thích và áp dụng chúng vào công việc. Ví dụ như khi còn là học sinh, bạn không học tốt môn ngữ văn nhưng hiện tại bạn đang làm biên tập viên ở một đài truyền hình vì bạn được viết về những gì mình yêu thích.
5. Lập kế hoạch phát triển sự nghiệp
Bằng danh sách các mục tiêu ngắn hạn bạn vừa tạo, hãy lập ra một kế hoạch hành động cụ thể nhằm phát triển sự nghiệp tốt hơn. Bạn nên tạo một tập hợp các nhiệm vụ liên quan đến từng mục trong danh sách, sắp xếp theo thời gian theo và logic của bạn.
Bạn có thể sử dụng mô hình SMART để tạo ra các mục tiêu của mình. SMART bao gồm Specific (cụ thể) – Measurable (có thể đo lường được) – Actionable (tính khả thi) – Relevant (sự liên quan) – Time-Bound (thời hạn đạt được mục tiêu).
Cách tốt nhất để giữ cho bản thân có trách nhiệm với kế hoạch là chỉ định mỗi ngày một nhiệm vụ. Bắt đầu với các mục tiêu đơn giản đến các mục tiêu phức tạp hơn. Hãy luôn chắc chắn bạn đã lên kế hoạch cho bất kỳ mục công việc nào trước khi thực hiện.
6. Nâng cao trình độ và kỹ năng
Ngay cả khi đã quá quen thuộc với công việc, bạn cũng nên tiếp tục học hỏi và nâng cao trình độ. Nếu không, bạn sẽ không thể phát triển. Hãy sẵn sàng học thêm các bằng cấp, chứng chỉ nếu chúng cần thiết cho công việc của bạn. Nhiều công ty sẽ hỗ trợ chi phí khi nhân viên của họ tham gia các khóa đào tạo kỹ năng làm việc. Tuy nhiên nếu như công ty của bạn không chi trả các khoản chi phí đó, bạn nên tự đầu tư cho bản thân.
Nếu đồng nghiệp của bạn cần, hãy giúp họ giải quyết các công việc tồn đọng. Thêm vào đó, bạn cũng có thể xin phụ trách công việc của các phòng ban khác để học hỏi các kỹ năng mới cũng như trau dồi thêm kinh nghiệm.
7. Tin tưởng bản thân
Chúng ta thường chú ý tới những khuyết điểm của bản thân nhiều hơn những ưu điểm. Điều này khiến chúng ta mất tự tin và không dám đảm nhận những công việc phức tạp hay những dự án lớn. Nhưng chỉ cần tin tưởng bản thân, bạn sẽ có thể hoàn thành tốt mọi việc.
Khi tin tưởng vào bản thân, bạn sẽ tự tin làm mọi việc và chúng ta đều biết sự tự tin là yếu tố quyết định sự thành công. Nếu bạn tin tưởng khả năng của chính mình, người khác cũng sẽ tin tưởng bạn. Và khi quản lý hay sếp đặt niềm tin ở bạn, bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn.
8. Phát huy thế mạnh của bản thân
Ngày nay, bạn có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để phát hiện thế mạnh của bản thân: làm các bài kiểm tra ngắn trên mạng, tự đánh giá lại những công việc mà bạn đã từng làm, xin ý kiến của cấp trên, …. Khi làm các bài kiểm tra ngắn trên Internet, bạn chỉ cần lựa chọn các đáp án có sẵn và máy tính sẽ đưa ra kết quả dựa theo câu trả lời của bạn.
Bạn cũng có thể hỏi đồng nghiệp hoặc bạn bè về thế mạnh của mình. Những người thân thiết với bạn nhất là những người có thể nhìn rõ thế mạnh của bạn nhất. Khi đã biết được điểm mạnh của bản thân, hãy khai thác chúng một cách có hiệu quả.
Thế mạnh bản thân để phát triển sự nghiệp
9. Đo lường và đánh giá kết quả
Bạn nên đánh giá theo từng giai đoạn và mục tiêu đề ra. Có nhiều sự cố và tình huống bất ngờ sẽ phát sinh. Hoặc một cơ hội việc làm mới đưa sự nghiệp của bạn đi theo một hướng đáng khác. Một loạt các yếu tố có thể làm thay đổi kế hoạch của bạn. Do đó, nên đánh giá việc thực hiện kế hoạch thường xuyên và đưa ra những điều chỉnh phù hợp cho từng giai đoạn.
Không nên quá cứng nhắc trong việc đánh giá kết quả. Hãy nhớ rằng, bất cứ mục tiêu nào đều có thể thay đổi. Bạn nên linh hoạt trong quá trình lập kế hoạch phát triển sự nghiệp, không ngừng tìm ra những cách hiệu quả khác giúp bạn đến đích nhanh hơn.