Chọn trang

Đánh giá hiệu quả công việc là gì?

Đánh giá công việc hiệu quả là quá trình thu thập, phân tích báo cáo thông tin về kết quả làm việc để xem xét hiệu  quả làm việc của nhân viên, phòng ban, tổ chức dựa trên cơ sở định sẵn.

Mục đích của việc đánh giá nhằm quan sát, theo dõi tiến trình làm việc để khen thưởng, khuyến khích tạo điều kiện thăng tiến giúp cho nhân viên phát triển và huấn luyện thêm các kỹ năng, kiến thức công việc khi cần thiết.  

Thông qua việc đánh giá thực hiện hiệu quả công việc giúp cho nhà quản lý xác định được mức độ hoàn thành công việc cũng như tiến trình của dự án và có những hoạch định công việc phù hợp cho tương lai. 

Với một bảng đánh giá công việc hiệu quả chính xác giúp cho nhà quản lý biết định điểm mạnh điểm yếu của các cá nhân trong tổ chức để có thể giao cho các công việc phù hợp hơn với khả năng, từ đó tổ chức các chương trình đào tạo chung để huấn luyện nâng cao trình độ kinh nghiệm cho nhân viên trong tổ chức. 

Chính vì thế các doanh nghiệp phải khá đắn đo trong việc lựa chọn phương pháp đánh giá hiệu quả công việc cho tổ chức của mình để phù hợp với tính chất công việc, quy trình hoạt động của công việc để có thể làm nền tảng điều chỉnh phù hợp nhất.

Nhân viên

Một số phương pháp đánh giá hiệu quả công việc cho các tổ chức

  • Phương pháp xếp hạng theo danh mục (Weighted Checklist Methods)

Đây là cách đánh giá dựa trên việc thiết lập danh mục là các câu hỏi hay liệt kê các hành vi thể hiện sự hiệu quả hay không hiệu quả trong công việc phù hợp theo từng bộ phận của doanh nghiệp.

Ưu điểm của phương pháp đánh giá này là phù hợp với các công việc có tính chu kỳ và dễ thực hiện đánh giá trong tổ chức. 

Nhược điểm là tốn khá nhiều thời gian để tổng hợp và đánh giá cụ thể trên từng nhân viên. 

[hình bảng xếp hạng minh họa]

 

  • Đánh giá hiệu suất 360 (360 Degree Performance Appraisal)

 

Đánh giá 360 là tập hợp từ những đánh giá từ cấp quản lý, đồng nghiệp, khách hàng được đánh giá dựa trên quan điểm cá nhân của các thành viên trong tổ chức về kỹ năng cũng như các hành vi làm việc của cá nhân được đánh giá. Phương pháp đánh giá này dựa trên ý kiến cụ thể của từng cá nhân trong doanh nghiệp nên thường sẽ không công khai tên người đánh giá. 

Ưu điểm của phương pháp này là có cái nhìn khách quan hơn từ nhiều đối tượng và thích hợp trong các đánh giá mang tính tập thể giao tiếp, làm việc nhóm.

Nhược điểm của phương pháp này là dễ dẫn đến mâu thuẫn nội bộ khi biết được tên từng cá nhân đánh giá và bị hạn chế trong quá trình đánh giá bởi năng lực trình độ của cá nhân đánh giá. 

  • Phương pháp đánh giá theo kết quả (Phương pháp đánh giá quản trị mục tiêu)

 

Là phương pháp đánh giá dựa trên việc đặt và thực hiện theo mục tiêu của cấp quản lý hay từng cá nhân cụ thể và tập trung vào kết quả đã thực hiện để đạt được mục tiêu đó thay vì cách thức thực hiện. 

Đối với phương pháp này giúp cho nhân viên, bộ phận của doanh nghiệp mang tính tự chủ và trách nhiệm cao trong công việc. Phương pháp này sẽ phù hợp đối với các quản trị cấp cao của công ty hay áp dụng cho các bộ phận phòng ban trong doanh nghiệp.  

  • Thang đánh giá đồ thị (Graphic Rating Scales)

 

Phương pháp đánh giá dựa trên đồ thị là phương pháp đánh giá giúp cho các cấp quản lý biết được  mức độ hiệu quả của công việc dựa trên các mức độ hoàn thành công việc như thang đo đánh giá từ yếu kém đến tốt hoặc rất tốt. Đây là phương pháp lâu đời nhất trong việc đánh giá hiệu quả công việc của tổ chức. 

[hình ảnh đồ thị minh họa]

Đánh giá hiệu quả theo chỉ số đo lường hiệu suất KPI ( sản phẩm công ty + hình ảnh )