Chọn trang

Nhiều nhà quản lý doanh nghiệp ý kiến rằng, quá trình đánh giá nhân viên là một công việc khó nhằn và tốn khá nhiều thời gian, công sức. Tuy nhiên, vì mức độ quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa các quản lý và nhân viên, nên vẫn bắt buộc phải thực hiện thường xuyên, liên tục. 

Đánh giá nhân viên là quá trình xem xét hiệu quả làm việc của từng nhân viên dựa trên một cơ sở định sẵn. Mục đích của việc đánh giá là nhằm công nhận hoặc khuyến khích nhân viên bằng cách khen thưởng, tạo điều kiện thăng tiến hoặc đào tạo thêm khi cần thiết.

Theo khảo sát gần đây nhất, hiện có nhiều phương pháp đánh giá nhân viên khác nhau, mỗi cách có những ưu và nhược điểm riêng. Theo đó, nhà quản lý nên dựa trên các chính sách, quy trình và mục tiêu của doanh nghiệp để chọn ra các phương pháp đánh giá nhân viên đảm bảo phù hợp và công bằng nhất.

Dưới đây là các phương pháp đánh giá nhân viên mà nhà quản lý doanh nghiệp phải biết:

1.Phương pháp thang bảng điểm

Phương pháp này, nhằm đánh giá thực hiện công việc của nhân viên qua một bảng điểm mẫu. Trong đó sẽ liệt kê những yêu cầu chủ yếu đối với nhân viên khi thực hiện công việc như số lượng, chất lượng, hành vi, tác phong, sáng kiến và triển vọng của nhân viên.

Đánh giá nhân viên theo nhóm và dựa trên thang bảng điểm

Gồm có 2 yếu tố được đánh giá: các đặc tính liên quan đến công việc và các đặc tính liên quan đến cá nhân. Các yếu tố liên quan đến công việc thường bao gồm: khối lượng, chất lượng công việc. Các yếu tố liên quan đến cá nhân như: độ tin cậy, sáng kiến, khả năng thích nghi, khả năng phối hợp…. Nhà quản lý sẽ điền vào một mẫu có sẵn bằng cách ghi ký hiệu vào mức độ của mỗi yếu tố.

2. Phương pháp xếp hạng

Phương pháp xếp hạng được đánh giá là đơn giản nhất, theo đó người được đánh giá được xếp hạng theo thứ tự mỗi đặc tính hay yếu tố. 

Ví dụ như: Xét theo yếu tố lãnh đạo, có thể là anh A hạng 1, anh B hạng 2 và anh C hạng 3. Nhưng xét về mặt phán đoán thì anh B hạng 1, anh C hạng 2 và anh A hạng 3.

Thông thường, nhà quản lý sẽ biến “1 phương pháp này thành 2” cụ thể như sau:

  • Phương pháp xếp hạng luân phiên

Điểm đánh giá của phương pháp xếp hạng luân phiên sẽ dựa trên từng đặc tính hay yếu tố theo một thứ tự. Nhà quản lý sẽ làm một danh sách những người được đánh giá. 

  • Phương pháp ghi chép lưu trữ

Nhà quản lý sẽ ghi lại những vụ việc được đánh giá rất tốt, hoặc rất xấu trong quá trình thực hiện công việc của nhân viên, những sự việc bình thường sẽ không ghi lại. Do vậy, những nhân viên thực hiện công việc rất tốt hoặc rất yếu sẽ được đánh giá riêng. Ðối với những công việc có sai sót lớn, cần lưu ý kiểm tra lại xem nhân viên đó đã khắc phục được chưa. Từ đó, nhà quản lý sẽ có phương án giúp họ sửa chữa, khắc phục được những sai lầm trong quá trình thực hiện công việc.

3. Phương pháp quản trị theo kết quả

Trọng tâm của phương pháp quản trị theo kết quả là:

  • Các đặc tính cá nhân qua sự hoàn thành công việc.
  • Vai trò của nhà quản lý chuyển từ vai trò của người tư vấn, cố vấn.
  • Nhân viên từ thụ động chuyển sang tham dự mang tính tích cực

Phương pháp hướng đến sự phối hợp của lãnh đạo và nhân viên, trong việc xếp đặt ra các mục tiêu trong khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu này sẽ dựa trên cơ sở đã thảo luận từ bản mô tả công việc, nội dung công việc, trách nhiệm báo cáo về các việc đó…

Giải pháp nào giúp doanh nghiệp hoạch định nguồn nhân lực hiệu quả? 4

Đánh giá nhân viên bằng phương pháp quản trị kết quả

Ðể thực hiện phương pháp này đạt kết quả như mong muốn, nhà quản lý phải đảm bảo thông tin hai chiều trong suốt giai đoạn đánh giá. Hai bên cùng nhau thảo luận, để giải quyết các vấn đề trong quá trình đánh giá, từ đó giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn.

4. Phương pháp đánh giá năng lực nhân viên

Ðánh giá theo phương pháp này được hiểu là đối chiếu so sánh việc hoàn thành công việc của mỗi nhân viên, so với tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đã đề ra.

Các tiêu chuẩn công việc thường được áp dụng đối với ngành sản xuất. Có rất nhiều phương pháp được sử dụng để xác định các tiêu chuẩn như: nghiên cứu thời gian, nghiên cứu cử động hoặc lấy mẫu công việc.

Ưu điểm của phương pháp đánh giá năng lực nhân viên này là tính khách quan của nó. Tuy nhiên, phương pháp cũng đòi hỏi các tiêu chuẩn phải được xây dựng một cách khoa học, chính xác và nhân viên phải giải thích khi thay đổi tiêu chuẩn và cơ sở của việc thay đổi đó.

Đánh giá nhân sự là một trong những công việc quan trọng mà doanh nghiệp cần theo dõi và thực hiện đều đặn trong năm. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong việc đánh giá nhân viên do chưa có sự hỗ trợ của công nghệ. 

Phần mềm Smartboss KPI mang lại hiệu quả đánh giá nhân viên cao

Hiện nay, phần mềm Smartboss KPI nhờ sở hữu nhiều tính năng ưu Việt sẽ giúp cho các nhà quản lý có thể  đánh giá KPI tổng quan của cả doanh nghiệp, KPI theo phòng ban và KPI của từng nhân viên. Với KPI của từng nhân viên, mỗi nhân viên đều có thể biết được KPI của họ đang ở mức nào tại mọi thời điểm trong tháng. 

Người quản lý chỉ cần giúp nhân viên phân tích dựa trên các con số hoạt động và chỉ ra cho nhân viên cần phải làm gì để tốt hơn. Smartboss KPI chính là giải pháp tuyệt vời, giúp mang lại cho doanh nghiệp hiệu suất đánh giá nhân sự đơn giản, chính xác theo từng khoảng thời gian cụ thể.

Có thể nói, phần mềm đánh giá nhân sự Smartboss KPI chính là chìa khóa thành công, để doanh nghiệp phát triển bền vững, lâu dài.

Mọi thông tin về phần mềm Smartboss KPI – phương pháp đánh giá nhân viên thế hệ mới, hiệu quả cao. Quý doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp đến hotline: 0919.397.169 (gặp Nguyễn Nhã) hoặc 0919.039.665 (gặp Quỳnh Như) để được tư vấn cụ thể!