Các phương pháp đánh giá thực hiện công việc đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Ngoài việc giúp nhà quản lý có cái nhìn chi tiết về năng lực làm việc của từng nhân viên. Phương pháp đánh giá này, còn giúp nhân viên kịp thời điều chỉnh hiệu suất, mục tiêu sao cho phù hợp với định hướng của doanh nghiệp.
Tùy vào môi trường làm việc, loại hình doanh nghiệp và đặc điểm công việc của nhân viên, mà đơn vị có thể áp dụng một phương pháp đánh giá đảm bảo nhất. Tham khảo bài viết dưới đây, để hiểu rõ hơn về các phương pháp đánh giá thực hiện công việc hiệu quả này.
1. Phương pháp xếp hạng danh mục
Quản lý phòng nhân sự sẽ tiến hành thiết lập danh mục các câu hỏi đánh giá cho từng vị trí. Các câu hỏi có thể được đánh giá giống hay khác điểm nhau.
Ví dụ:
- Thực thi công việc được phân công Có/Không.
- Thường xuyên mắc lỗi Có/Không
>>> Ưu điểm: Phương pháp dễ đánh giá
>>> Nhược điểm: Tốn thời gian, khó tổng hợp, phân tích hay đánh giá mức độ hoàn thành công việc hay hành vi của từng nhân viên.
Thảo luận lựa chọn phương pháp đánh giá thực hiện công việc phù hợp
2. Phương pháp so sánh xếp hạng
Đặc điểm của phương pháp so sánh xếp hạng là:
- Đánh giá nhân viên từ tốt nhất đến tệ nhất
- So sánh nhân viên với những người còn lại thay vì so sánh với tiêu chuẩn
- Người tốt nhất sẽ có điểm cao nhất
>>> Ưu điểm: Dễ dàng thực hiện, phù hợp với môi trường lao động quy mô đơn giản
>>> Nhược điểm: Khó so sánh mức độ hoàn thành công việc đối với các vị trí có nhiệm vụ khác nhau. Đặc biệt, khó liệt kê hết các công việc và hành vi mà nhân viên thực hiện.
3. Phương pháp phân phối bắt buộc
Đây là phương pháp dùng để đánh giá nhân viên trên cơ sở tỷ lệ bắt buộc nhất định
Ví dụ:
- Nhân viên xuất sắc được đề bạt tăng lương
- Nhân viên yếu: gia hạn tăng lương, xem xét chuyển đối công việc hoặc nghỉ việc
>>> Ưu điểm: Bắt buộc nhà quản lý phải ra quyết định nhằm xác định chính xác năng lực thực hiện của nhân viên. Đồng thời, nâng cao năng lực đội ngũ lao động
>>> Nhược điểm: Phương pháp làm tăng sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, không khuyến khích tinh thần hợp tác, làm việc đồng đội. Ảnh hưởng đến tinh thần làm việc, gây những mối nghi ngại về tình trạng phân biệt tuổi tác, giới tính trong nhân viên.
4. Phương pháp bảng điểm
Đặc điểm nổi bật của phương pháp bảng điểm này là:
- Được thiết kế dựa trên việc đánh giá các tiêu chí: khối lượng, chất lượng, tinh thần thái độ và thực hiện nội quy.
- Mỗi yếu tố được đánh giá theo mức xuất sắc, tốt, khá, trung bình và yếu.
Có hêm một số quy định khác như: nếu điểm trung bình là khá nhưng có một lĩnh vực yếu thì bị đánh giá yếu.
Phương pháp đánh giá thực hiện công việc dựa vào bảng điểm
>>> Ưu điểm: Tập trung vào một số KPI trọng yếu trong công việc, dễ hiểu, dễ thực hiện và được sử dụng rộng rãi
>>> Nhược điểm: Nhiều hành vi và công việc không đạt yêu cầu nhưng không thể đánh giá. Phương pháp còn phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan của người đánh giá
5. Phương pháp đánh giá 360 độ
Bạn có thể hiểu phương pháp đánh giá 360 độ như sau:
- Người đánh giá là cấp quản lý, nhân viên cấp dưới, đồng nghiệp, khách hàng và nhân viên tự đánh giá
- Không công khai tên người đánh giá
>>> Ưu điểm: Phương pháp này sẽ cho cái nhìn khách quan từ nhiều đối tượng và về mọi phương diện liên quan đến nhân viên. Được đánh giá hữu ích, nhất là về kỹ năng giao tiếp, làm việc đồng đội và chăm sóc khách hàng.
>>> Nhược điểm: Đôi khi không chính xác, do năng lực người đánh giá hạn chế, tiềm năng gây mâu thuẫn nội bộ cao.
6. Phương pháp đánh giá theo mục tiêu
Áp dụng phương pháp đánh giá mục tiêu, nhà quản lý cần thực hiện:
- Xây dựng mục tiêu dựa trên sự đồng thuận giữa nhân viên và nhà quản lý
- Tập trung vào kết quả đã thực hiện thay vì cách thức thực hiện
- Cho phép nhân viên tính tự chủ cao nhất trong quá trình thực hiện công việc
- Thường được áp dụng ở cấp quản trị cao nhất của công ty hoặc đánh giá các bộ phận, đánh giá theo dự án hoặc đánh giá các công việc khó đo lường
>>> Ưu điểm: Thích hợp cho tất cả các vị trí đặc biệt là vị trí quản lý, cấp chuyên viên và các công việc liên quan đến dự án.
>>> Nhược điểm: Nếu mục tiêu đưa ra không phù hợp thì sẽ tốn nhiều thời gian của doanh nghiệp. Cần phải có quá trình chuẩn bị và hướng dẫn phương pháp thiết lập mục tiêu và đánh giá trước khi tiến hành thực hiện.
Hiện nay, thay vì thực hiện các phương pháp đánh giá công việc thủ công, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm Smartboss KPI để thay thế. Với ứng dụng công nghệ mới này, doanh nghiệp có thể đánh giá kết quả hoàn thành công việc của từng nhân viên, bộ phận và toàn hệ thống một cách dễ dàng, nhanh chóng. Từ đó, đánh giá hiệu quả công việc giúp cho việc chi trả lương thưởng được chính xác, minh bạch và nhân viên cũng hoàn toàn “tâm phục khẩu phục”.
Phần mềm Smartboss KPI – giải pháp đánh giá thực hiện công việc hiệu quả cao
Để biết thêm thông tin về phần mềm đánh giá thực hiện công việc Smartboss KPI, Quý doanh nghiệp có thể liên hệ đến hotline: 0919.397.169 (gặp Nguyễn Nhã) hoặc 0919.039.665 (gặp Quỳnh Như) để được tư vấn và hướng dẫn cài đặt đạt hiệu quả tối ưu!