Chọn trang

Sự xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp quy mô nhỏ, trung bình, lớn khiến công việc chấm công trở nên quan trọng. Phương thức chấm công truyền thống với khá nhiều rắc rối như mất quá nhiều thời gian, công sức, không thể kiểm soát chặt chẽ… đang dần được thay thế bởi phương pháp chấm công hiện đại. 

Có nhiều loại hình máy chấm công đang được các doanh nghiệp tại Việt Nam ứng dụng như máy chấm công vân tay, máy chấm công thẻ cảm ứng, máy chấm công khuôn mặt, máy chấm công Vein… Trong đó máy chấm công vân tay là tiện lợi và được ưa dùng nhất. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng máy chấm công vân tay dễ hiểu và chi tiết nhất.

Cách sử dụng máy chấm công chi tiết nhất 2

1. Đăng ký vân tay

 

Cần lựa chọn ngón tay có vân tay không bị trầy xước và rõ nét nhất. Khi đăng ký vân tay, người lao động cần đặt ngón tay thẳng, vân tay ép đều xuống mặt nhận vân tay, và chính diện mắt đọc của máy chấm công vân tay. Vậy là đã hoàn tất bước đăng ký vân tay.

Cách sử dụng máy chấm công chi tiết nhất 3

Trường hợp lỗi thiết bị báo không nhận vân tay khi vân tay đã hoàn tất đăng ký vân tay.

Nguyên nhân của trường hợp lỗi trên là do sự khác biệt lớn khi tiến hành đăng ký vân tay và đặt vân tay lúc chấm công.

Trong trường hợp này, người lao động cần làm sạch ngón tay và đặt lại vân tay cho thẳng, tiếp xúc đều trên bề mặt mắt nhận. Nếu vẫn xảy ra lỗi, người lao động cần đăng ký lại vân tay theo đúng quy trình đăng ký vân tay, đó là, vân tay cần được đặt thẳng, ngay ngắn trên mắt nhận. Và đăng ký vân tay như thế nào thì lúc chấm công hãy đặt như thế.

Trường hợp lỗi không kết nối giữa máy tính và máy chấm công vân tay

Kiểm tra địa chỉ IP của thiết bị, thiết bị và máy tính phải cùng lớp địa chỉ IP và được khai báo trên phần mềm.

Mở cửa sổ bằng lệnh Run (hoặc sử dụng phím tắt: logo Window + R), gõ vào dòng lệnh ping 192.168.1.201 (địa chỉ IP máy chấm công). 

Nếu đường truyền tốt sẽ không hiện ra dòng chữ – Reply from 192.168.1.201…  

Nếu hiện ra dòng chữ – Request time out tức là đường truyền kết nối máy tính với thiết bị bị gián đoạn. Lúc này bạn cần kiểm tra hệ thống dây cáp từ mạng PC đến thiết bị và switch (nếu có)

Trường hợp nhân viên đi làm nhưng phần mềm không tính công

Bạn cần kiểm tra dữ liệu thô, trường hợp nhân viên không thực hiện chấm công thì sẽ không có dữ liệu chấm công.

Nếu dữ liệu thô có ghi nhận dữ liệu chấm công, bạn cần kiểm tra lại ca làm việc của nhân viên đó, các khoảng thời gian bắt đầu và cho phép chấm công, các điều kiện đi sớm, về muộn, điều kiện bị coi là vắng mặt trong phần quy định chấm công. Nhân viên sẽ được thực hiện chấm công lại khi đảm bảo đã đi làm đúng ca và không vi phạm các quy định được xem là vắng mặt.

2. Cách sử dụng máy chấm công vân tay với các thao tác cần thực hiện trước khi cài đặt lại máy tính có phần mềm chấm công

Cách sử dụng máy chấm công chi tiết nhất 4

  • Tải dữ liệu từ máy chấm công về máy tính.
  • Thực hiện lưu trữ dữ liệu hiện tại vào một ổ đĩa khác với ổ C (nơi cài đặt Window).
  • Sau khi cài đặt lại máy tính, phần mềm chấm công, thực hiện thao tác chọn dữ liệu từ file lưu trữ trước khi cài đặt lại Windows.
  • Đăng ký lại phần mềm chấm công. 

Thật đơn giản và nhanh chóng để sử dụng máy chấm công vân tay phải không nào. Với những ưu điểm như hạn chế việc người lao động quên mang thẻ để chấm công, chấm công hộ, gian lận giờ làm việc dẫn đến dễ dàng quản lý thời gian làm việc của nhân viên và tiết kiệm chi phí trong quản lý nguồn lực. Đó là lý do ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ sử dụng máy chấm công bằng vân tay. Để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ lắp đặt và sử dụng máy chấm công bằng vân tay, bạn hãy liên hệ ngay hotline 0919.397.169 (gặp Nguyễn Nhã) hoặc 0919.039.665 (gặp Quỳnh Như), để được hỗ trợ tư vấn tận tình!