...
Chọn trang

So với quá khứ, công nghệ 4.0 đã thay đổi các ngành nghề như thế nào? Tại sao công nghệ 4.0 lại có tác động lớn đến cách các ngành nghề và doanh nghiệp hiện nay? 

Trọng tâm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sự đột phá công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), robot, Internet vạn vật (IoT), công nghệ sinh học, xe tự lái, công nghệ in 3D, và công nghệ nano. Trong đó, những yếu tố công nghệ cốt lõi đó là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data), Điện toán đám mây (Cloud)…

(Công nghệ 4.0 đã thay đổi các ngành nghề như thế nào?)

Công nghệ 4.0 đã thay đổi các ngành nghề như thế nào?

Sản xuất

Chúng ta có thể dễ dàng thấy, công nghệ 4.0 đã làm thay đổi rất nhiều lĩnh vực sản xuất. Nhờ có thêm sự xuất hiện của internet và máy móc thông minh, các dây chuyền sản xuất đều được tự động hoá cũng như kết nối được với nhau để giúp các doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian, nhân lực và ngân sách. Máy móc công nghệ đã làm được nhiều điều mà con người chưa thể làm được, ví dụ như nâng cao khối lượng sản xuất và hiệu suất công việc trong khi chất lượng sản phẩm không hề giảm đi.

Vậy còn công nghệ 4.0 đã thay đổi các ngành nghề khác như thế nào?

Y tế

Thực sự, công nghệ 4.0 đã thay đổi các ngành nghề và sự phát triển vượt bậc của y tế chính là một trong những bằng chứng. Ở Việt Nam, có rất nhiều bệnh viện sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) trong việc thực hiện các ca mổ cho bệnh nhân. Giải pháp hỗ trợ AI này cho phép các bác sĩ thực hiện phẫu thuật xâm lấn tối thiểu với sự trợ giúp của cánh tay robot. Các sơ sở y tế có thể tiến hành các thủ tục phức tạp và tinh vi nhất đối với các vết mổ nhỏ và chính xác. Từ đó dẫn đến kết quả hồi phục tốt hơn cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, có rất nhiều bệnh viện ở Việt Nam hiện nay sử dụng các phần mềm công nghệ để duyệt nhiều hồ sơ bệnh án cùng lúc và cung cấp cho bác sĩ nhiều thông tin hỗ trợ để điều trị cho bệnh nhân.

Giáo dục

Công nghệ 4.0 đã thay đổi các ngành nghề và giáo dục cũng không ngoại lệ. Ngoài sự tác động của công nghệ còn có tác động của dịch Covid đã thay đổi rất nhiều về khái niệm dạy học. Nếu như trước đây, chỉ giáo viên mới có thể dạy trên lớp thì giờ đây nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào chu trình giáo dục và trở thành người thầy. 

Khi mà giờ đây, không chỉ là những bài giảng trên lớp và đi học thêm gặp mặt giáo viên, học sinh và giáo viên có thể giao tiếp với nhau qua Google meet, Zoom, các hệ thống Mlearning trên dữ liệu web của trường, nộp bài trên Drive, qua Gmail,…

Nông nghiệp

Ồ, đúng là công nghệ 4.0 đã thay đổi các ngành nghề. Nhưng mà khoan, có cả nông nghiệp nửa sao? Có đúng thế không nhỉ? Trong nông nghiệp sản xuất, người nông dân cũng có thể tạo ra một trang trại thông minh với sự hỗ trợ từ yếu tố công nghệ. Ngành nông nghiệp 4.0 được coi là bước đột phá lớn so với ngành nông nghiệp truyền thống khi nó vừa giảm được khối lượng công việc nhưng lại cải thiện được năng suất và tính bền vững. 

Không chỉ vậy, khi ứng dụng công nghệ và kỹ thuật vào nông nghiệp ta sẽ có được những thành quả như máy kéo tự động, cây trồng được chăm bón chính xác và người nông dân có thể tự do điều khiển được cả yếu tố như thời tiết, độ ẩm,… để mang lại môi trường sống thích hợp nhất cho trang trại.

Tài chính

Một ngành tiếp theo đã thay đổi trong thời buổi công nghệ 4.0 chính là lĩnh vực tài chính. Theo khảo sát gần đây về hành vi khách hàng cá nhân của McKinsey, trong năm 2021, 82% người dùng tại Việt Nam có ít nhất một lần truy cập Internet banking hoặc Mobile banking trong vòng một tháng. Con số này gấp đôi so với tỷ lệ 41% của năm 2017.

Dữ liệu khảo sát cũng cho thấy, dịch vụ ngân hàng số đang được ưa chuộng tại Việt Nam với số người sử dụng các dịch vụ fintech (công nghệ tài chính) và ví điện tử đạt 56% trong năm 2021, tăng vọt so với mức 16% năm 2017. Đặc biệt trong tác động của dịch Covid, xu hướng khách hàng chuyển sang sử dụng ngân hàng online ngày càng nhiều.

Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp

Công nghệ 4.0 sẽ là nhân tố chủ đạo để tạo ra những bước đột phá trong hầu hết các ngành công nghiệp truyền thống. Hiện nay, có thể thấy trong nhiều công ty công nghệ, hầu hết đều luôn cố gắng đổi mới và cập nhật công nghệ mới mỗi ngày. Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Một số ứng dụng của CNTT vào hoạt động doanh nghiệp như sau:

  • Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích định lượng doanh nghiệp
  • Ứng dụng CNTT vào quản lý, giám sát hoạt động tại doanh nghiệp
  • Ứng dụng truyền thông xã hội và công nghệ website
  • Ứng dụng CNTT vào quản lý, khai thác tài nguyên, môi trường và địa lý

Tại sao hầu hết doanh nghiệp hiện nay đều ưu tiên áp dụng công nghệ?

Theo giới chuyên gia, công nghệ 4.0 đã thay đổi các ngành nghề và thể hiện bước tiến vượt bậc trong việc nâng cao năng suất nhờ biến đổi phương thức vận hành và mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất. Tại Đức, ước tính đến năm 2025, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo thêm khoảng 350.000 việc làm, tăng 5% so với lực lượng lao động 7 triệu người trong 23 ngành sản xuất hiện đang tham gia nghiên cứu.

Việc phổ biến robot và công nghệ máy tính sẽ làm giảm khoảng 610.000 công việc lắp ráp và sản xuất, nhưng sẽ có 960.000 công việc bổ sung. Không những vậy, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ tạo ra những ngành nghề mới lần đầu tiên xuất hiện như các nhà phân tích pháp y dữ liệu điện tử và quản lý khí thải carbon, kỹ sư phần cứng thông minh, nhân viên vận hành và bảo trì hệ thống thị giác công nghiệp, kỹ sư mạch tích hợp, nhân viên tư vấn bán hàng trực tuyến, giảng viên online,…

Ngoài ra có rất nhiều ngành nghề mới khác cũng đã được công nhận và có những đóng góp nhất định cho cộng đồng, xã hội.

Xu hướng công nghệ được kỳ vọng trong tương lai là gì?

Tuy rằng công nghệ 4.0 đã thay đổi các ngành nghề nhưng chúng ta có muốn công nghệ tiếp tục phát triển không? Câu trả lời chắc chắn là có. 

Công nghệ trong tương lai sẽ phát triển từ ngành công nghiệp 4.0 lên 5.0, 6.0? Có lẽ đây là một câu hỏi vui mà bất kỳ ai quan tâm đến vấn đề công nghệ đều từng nghĩ đến. Thực chất, không chỉ thời đại công nghệ 4.0 mà bất kỳ cuộc cách mạng nào cũng đều khiến xã hội kỳ vọng rằng sẽ mang lại một sự đột phá, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như nâng cao thu nhập cho mọi người.

1. Tăng tốc IoT công nghiệp (IIoT – Industrial Internet of Things)

Ban đầu, vai trò của công nghệ này chỉ giới hạn trong việc tăng hiệu quả công việc tổng thể trong công nghiệp và quản lý vận hành với việc hợp lý hóa, tự động hóa và bảo trì hệ thống ứng dụng trong các lĩnh vực sản xuất, chủ yếu là trong môi trường nhà máy thông minh.

Trong tương lai, IoT được kỳ vọng sẽ trợ giúp các ngành công nghiệp tối ưu hóa hơn nửa quy trình làm việc, sản xuất thông minh và công nghiệp thông minh, quản lý hiệu suất sử dụng tài sản, kiểm soát công nghiệp, hướng tới mô hình dịch vụ theo nhu cầu và ngay cả đối với các kịch bản liên ngành trong thời gian sắp tới. 

Ngoài ra, IIoT còn được kỳ vọng cải tiến cách thức cung cấp dịch vụ cho khách hàng và tạo ra các mô hình doanh thu mới hơn cũng như tích cực thúc đẩy và hỗ trợ trong các khía cạnh của chuyển đổi số công nghiệp.

2. Bảo mật

Tuy công nghệ 4.0 đã thay đổi các ngành nghề, giúp các lĩnh vực trên thế giới đều phát triển lên một bậc nhưng người dùng vẫn còn kỳ vọng sẽ còn phát triển hơn nửa. Cụ thể, tính bảo mật của các ứng dụng công nghệ được sử dụng trong các gia đình, văn phòng và các ngành công nghiệp thu thập hàng loạt dữ liệu người dùng, và sẽ càng trở thành mục tiêu của hacker và các đối tượng xấu khác.

Ví dụ: Một hacker có thể khai thác lỗ hổng của một phần mềm và có thể đánh cắp thông tin, có quyền truy cập vào điện thoại thông minh được kết nối hoặc các thiết bị thông minh, ứng dụng ngân hàng, v.v., khiến tất cả chúng đều trở thành mục tiêu. Trong tương lai, tính bảo mật của các phần mềm sẽ còn phải nâng cấp cao hơn nửa. 

3. Ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý nhân sự

Công nghệ 4.0 đã thay đổi các ngành nghề và phần mềm công nghệ thông tin cũng thế. Hiện nay trên thị trường, hầu như doanh nghiệp nào cũng áp dụng công nghệ 4.0 vào việc quản lý nhân sự. Sự có mặt của công nghệ giúp các doanh nghiệp tối ưu hoá được thời gian, quy trình quản lý, không những tiết kiệm chi phí mà hiệu quả còn cao hơn các phương pháp truyền thống.

Phần mềm quản lý nhân sự ezHR của công ty ONEHR là một trong những giải pháp công nghệ cho việc quản lý nhân sự mà bạn nên cân nhắc. Phần mềm cung cấp đầy đủ các chức năng quản lý nhân sự chuẩn hóa phù hợp với tất cả các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Hiện tại phần mềm đã có phiên bản online cho phép bạn có thể trải nghiệm phần mềm ngay lập tức. Hãy để phần mềm ezHR9 trở thành “liều thuốc giảm đau” mà bạn luôn tìm kiếm bấy lâu nay.

Seraphinite AcceleratorOptimized by Seraphinite Accelerator
Turns on site high speed to be attractive for people and search engines.