Là một chủ doanh nghiệp, bạn sẽ bạn khoăn tự hỏi những điều doanh nghiệp nên làm khi trở lại hoạt động là gì? Bởi vì hậu đại dịch Covid, doanh nghiệp sẽ dần phải làm quen với “bình thường mới” và mọi người sẽ được trở lại công ty làm việc trong khi những hậu quả từ đại dịch Covid vẫn còn đang ảnh hưởng?
Để doanh nghiệp của bạn hoạt động tốt và linh hoạt hơn sau đại dịch Covid, bạn nên làm quen với một số thay đổi và tìm cách thích ứng để phù hợp với môi trường xung quanh.
(Những điều doanh nghiệp nên làm khi trở lại hoạt động là gì?)
Sau đây là 7 điều doanh nghiệp nên làm khi trở lại hoạt động mà một nhà lãnh đạo nên cân nhắc:
Ưu tiên an toàn cho nhân viên tại nơi làm việc
Mặc dù đã được tiêm vaccine 2 mũi và sử dụng các biện pháp 5K, bạn vẫn cần lưu ý thêm một số quy định theo hướng dẫn và khuyến cáo của Bộ Y Tế nhằm đảm bảo tất cả nhân viên đều hiểu được an toàn tại nơi làm việc và thực hiện theo.
Tất cả mọi người trong công ty đều nên hiểu mặc định là “không phải cứ tiêm vaccine rồi là sẽ an toàn 100%”. Theo nhiều bằng chứng thực tế, những người đã tiêm vaccine đầy đủ vẫn có khả năng nhiễm Covid, và không phải 100% dân số đều được tiêm vaccine.
Là một nhà lãnh đạo, trách nhiệm đầu tiên doanh nghiệp nên làm khi trở lại hoạt động chính là phải ngăn ngừa và giảm thiểu sự lây truyền Covid giữa các nhân viên bởi môi trường công sở làm lao động là nơi dễ lây bệnh nhất. Bạn có thể làm một số điều sau đây để bảo vệ an toàn cho nhân viên của mình:
- Chủ động khuyến khích nhân viên bị bệnh nên ở nhà
- Những nhân viên khoẻ mạnh nhưng có người nhà bị Covid nên báo cáo với công ty để công ty có chính sách phù hợp
- Đôi khi, bạn có thể quan sát bằng mắt thường xem nhân viên/người lao động của mình có dấu hiệu bệnh hay không: má ửng đỏ, toát mồ hôi, đo nhiệt độ trên 38 độ C,…
- Hạn chế tiếp xúc tại nơi làm việc
Giữ chân nhân tài
Hiện nay, khả năng thu hút và giữ chân nhân tài là điều đặc biệt và cần thiết trong kinh doanh cũng như doanh nghiệp. Điều này càng quan trọng hơn trong thời buổi đại dịch vì việc duy trì lực lượng lao động và thu hút người giỏi giúp công ty trở nên linh hoạt hơn và thích ứng tốt hơn.
Dưới đây là một số cách mà doanh nghiệp nên làm khi trở lại hoạt động để duy trì nhân sự sau đại dịch:
- Lắng nghe và tạo sự tin tưởng cho nhân viên
- Khích lệ nhân viên
- Theo dõi sức khoẻ tinh thần của nhân viên sau Covid
- Đưa ra một số quyền lợi cho nhân viên trong khả năng
Hỗ trợ nhân viên
Sau đại dịch, công ty có thể cân nhắc đưa ra một số đặc quyền hoặc phúc lợi nhằm hỗ trợ người lao động hoặc nhân viên trong khả năng của mình (những người đã bị giảm giờ làm trong thời gian qua hoặc bị thất nghiệp mấy tháng nay, hoặc những nhân viên có hoàn cảnh khó khăn và đang bị Covid).
Sau dịch, đa số nhân viên sẽ cảm thấy chán nản, vì vậy với tư cách là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp, điều tiếp theo doanh nghiệp nên làm khi trở lại hoạt động là nhiệt tình hỗ trợ những nhân viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc khi họ gặp bất cứ khó khăn nào trong công việc. Điều này sẽ thúc đẩy họ hết chán nản và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp của bạn.
Làm việc từ xa
Có lẽ bạn sẽ tự hỏi “Làm sao để tiết kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp sau mùa dịch này?”, “Điều gì doanh nghiệp nên làm khi trở lại hoạt động mà vẫn giúp tiết kiệm những khoản như điện, nước, chi phí văn phòng, internet,…?”
Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp của bạn sau đại dịch là điều hết sức quan trọng và cần thiết bởi vì bạn có thể sử dụng các khoản phí tiết kiệm được để trả cho nhân viên khi nhân viên đạt KPI, duy trì công ty, …
Bên cạnh đó, đa số nhân viên đều có xu hướng quen thuộc với văn hoá làm việc từ xa bởi đã trải qua thời gian dài “work from home” và mọi người dần quen với điều đó. Nếu đột ngột bắt nhân viên của mình trở lại công ty, điều này sẽ khiến mọi người thấy chán nản và muốn nghỉ việc chứ không muốn đi làm.
Tái cơ cấu doanh nghiệp
Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp đều bắt đầu làm việc trở lại và chuyển sang trạng thái “bình thường mới”. Là một nhà lãnh đạo của một tổ chức, cân nhắc việc tái cơ cấu cho công ty là điều mà doanh nghiệp nên làm khi trở lại hoạt động, vì đa số hậu Covid, cơ cấu tổ chức của nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể hoạt động lại bình thường 100%.
Có thể doanh nghiệp của bạn đang phải giảm quy mô hoặc hiệu suất làm việc do hậu quả của đại dịch Covid. Lúc này, bạn nên cân nhắc một số thay đổi trong cơ cấu tổ chức nhằm giúp doanh nghiệp của bạn có thể thích ứng dễ dàng với những thay đổi của đại dịch. Quan trọng nhất, bạn phải chắc chắn sự thay đổi này là tốt và phù hợp trong bối cảnh hiện nay.
Để tái cơ cấu doanh nghiệp, nhà lãnh đạo có thể sử dụng một số cách sau:
- Phát huy ưu thế của nền văn hoá hiện có của công ty, đồng thời nhà lãnh đạo phải là động lực cho nhân viên để hiểu một số sự thay đổi là cần thiết cho công ty
- Nhà lãnh đạo phải lắng nghe và giải quyết những khó khăn của nhân viên trong quá trình trở lại hoạt động
- Đánh giá những khả năng rủi ro sẽ xảy ra và dự đoán khách hàng sẽ phản ứng như thế nào trước một số thay đổi của doanh nghiệp
Tăng cường chuyển đổi số
Để nâng tầm và giúp doanh nghiệp vươn lên mạnh mẽ sau đại dịch Covid, hãy bắt đầu một cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 như một bước tiến mà doanh nghiệp nên làm khi trở lại hoạt động. Bên cạnh “work from home” – làm việc từ xa, công nghệ và chuyển đổi số góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ nhân viên làm việc mà không cần lên công ty.
Ngoài ra, trong bối cảnh dịch bệnh Covid vẫn còn phức tạp trên toàn thế giới, việc áp dụng công nghệ cũng như tăng cường chuyển đổi số sẽ làm những công việc trở nên dễ dàng và tiết kiệm nguồn chi phí của công ty (bằng cách sử dụng những hệ thống công nghệ thay thế cho việc thuê nhân công; ví dụ: những phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý suất ăn công nghiệp, phần mềm quản lý công việc, phần mềm chấm công, tính lương …)
Nhờ đó, công ty có thể bỏ đi mô hình làm việc truyền thống, bất cập, thay vào đó áp dụng những công nghệ mới để lưu trữ dữ liệu và vận hành công ty chuyên nghiệp hơn, mượt mà hơn mà còn tiết kiệm được chi phí trả cho nhân viên.
Lên kế hoạch dự phòng để ứng biến dịch
Điều cuối cùng mà doanh nghiệp nên làm khi trở lại hoạt động là lên một kế hoạch dự phòng để ứng phó với sự thay đổi của dịch bệnh trong thời gian sắp tới. Bạn có thể lên một kế hoạch dài hạn hoặc ngắn hạn tùy thuộc vào mục tiêu, chiến lược của công ty và linh hoạt đưa ra một kế hoạch dự phòng: “Nếu sắp tới dịch Covid vẫn còn nghiêm trọng thì mình sẽ làm sao?”, “Kế hoạch dự phòng của doanh nghiệp sắp tới là gì?”
Và bạn đừng quên rằng, kế hoạch đó phải thực tế và có khả năng thực hiện được bởi dịch bệnh vẫn còn đó và doanh nghiệp sẽ cần nhiều thời gian hơn để dần thích nghi với “bình thường mới”