Chọn trang

Hoạt động đánh giá nhân viên là quá trình xem xét hiệu quả làm việc của nhân viên dựa trên một cơ sở định sẵn. Mục đích của việc này là công nhận hoặc khuyến khích nhân viên bằng cách khen thưởng, tạo điều kiện thăng tiến hoặc đào tạo huấn luyện thêm khi cần thiết. Dưới đây là các cách đánh giá nhân viên phù hợp với doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo và áp dụng cho đơn vị mình!

1. Một số cách đánh giá nhân viên phù hợp cho doanh nghiệp

Hiện có nhiều cách đánh giá nhân viên khác nhau, mỗi cách sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Theo đó, người quản lý cần dựa trên các chính sách, quy trình và mục tiêu của công ty để chọn ra những phương pháp phù hợp.

  • Phương pháp tự đánh giá bản thân

Với cách đánh giá này, nhân viên sẽ tự đánh giá năng lực của chính bản thân họ dựa trên những tiêu chí đã được định sẵn. Cùng với quản lý, người nhân viên đó sẽ thảo luận với nhau sâu hơn về kết quả thu được sau bài đánh giá.

Gợi ý một số cách đánh giá nhân viên phù hợp cho doanh nghiệp

Tự đánh giá nhân viên là phương pháp mà các nhà quản lý cần cân nhắc khi áp dụng 

Khi áp dụng phương pháp này, nhà quản lý cần nghĩ đến việc nhân viên có thể đánh giá năng lực của họ quá cao hoặc quá thấp, hoặc chủ yếu tập trung vào những thành quả họ đạt được và phớt lờ các điểm yếu của bản thân. Thêm vào đó, rất khó để tránh sự tương phản trong quan điểm giữa những gì nhân viên cho rằng họ xứng đáng và quan điểm của quản lý trên cùng vấn đề.

Do đó, cách đánh giá nhân viên này chỉ hiệu quả nhất khi được kết hợp với một phương pháp thẩm định khác, đồng thời vận dụng cả những thông tin tính khách quan giúp định hướng nhân viên, cho họ thấy rõ hiệu suất làm việc phù hợp như thế nào với công ty.

  • Phương pháp đánh giá qua quan sát hành vi

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản, đây là một danh mục miêu tả chi tiết những hoạt động và trách nhiệm mà nhân viên phải hoàn thành. Cách này được cho là thân thiện hơn những phương pháp khác, vì người đánh giá chỉ đơn giản là mô tả hành vi, thái độ của nhân viên thay vì so sánh họ với người khác.

  • Phương pháp đánh giá 360 độ

Từ những kết quả thu được từ phương pháp đánh giá 360 độ và những phản hồi từ đồng nghiệp hoặc các nhân viên khác trong công ty. Ban lãnh đạo sẽ có cái nhìn toàn diện về hoạt động của nhân sự. Dựa trên tính bao quát của kết quả thu được, quản lý có thể tận dụng chúng để đánh giá tính cách nhân viên và kỹ năng lãnh đạo của họ.

Khi áp dụng phương pháp đánh giá 360 độ, doanh nghiệp cần cẩn thận tránh để định kiến cá nhân gây ảnh hưởng đến kết quả. Trong trường hợp người đánh giá ngại việc chịu trách nhiệm khi đưa ra nhận xét tiêu cực, hãy thử lấy phản hồi theo cách ẩn danh để chúng mang tính trung thực hơn.

  • Phương pháp quản lý theo mục tiêu

Cách đánh giá nhân viên này, thường là mỗi thành viên và quản lý của họ sẽ cùng đặt ra các mục tiêu hoạt động cá nhân cần phải hoàn thành, trước một thời điểm nhất định. Để phương pháp đánh giá này phát huy hiệu quả tốt nhất, tổ chức của bạn cần định nghĩa rõ ràng về giá trị và văn hoá của cả công ty.

Gợi ý một số cách đánh giá nhân viên phù hợp cho doanh nghiệp 1

Phương pháp quản lý mục tiêu là các đánh giá nhân viên hiệu quả

  • Phương pháp đánh giá theo thang điểm

Đánh giá theo thang điểm có lẽ là một trong những cách đánh giá nhân viên được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, dựa trên các tiêu chí như: hành vi, năng lực, các dự án đã hoàn thành, KPIs … Thang đánh giá thường có giá trị từ 1 đến 10 hoặc 1 đến 5 điểm.

Thực tế, có không ít quản lý chưa biết cách đánh giá chính xác năng lực nhân viên, dẫn đến việc họ thường cho mức đánh giá trung bình. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phân tích kết quả thu được sau cùng. Nếu phương pháp này không có các bằng chứng cụ thể củng cố, các kết luận rút ra sau quá trình đánh giá có thể phản ánh tiêu cực quan điểm của quản lý đối với một cá nhân.

2. Những điều cần lưu ý khi đánh giá nhân viên

Dưới đây là một số lưu ý khi đánh giá nhân viên mà nhà quản lý cần tuân thủ:

  • Cần có tiêu chí đánh giá rõ ràng

Dù doanh nghiệp áp dụng bất cứ phương pháp đánh giá nào, nhà quản lý cũng nên có các tiêu chí đánh giá nhân viên. Các tiêu chí này cần rõ ràng và quan trọng nhất là phải đo lường được, tránh đưa ra các tiêu chí chung chung dẫn tới sự hiểu lầm của cấp dưới.

  • Đánh giá công bằng, khách quan

Theo khảo sát, thì phần lớn các doanh nghiệp đều đang trong tình trạng đánh giá năng lực nhân viên một cách máy móc và cảm tính. Họ thiếu đi những thước đo chính xác cho từng vị trí nhân viên. Do vậy việc thiết lập bộ từ điển năng lực cho nhân viên và các chỉ số đo lường đánh giá KPI cho công việc là 2 nhân tố không thể thiếu trong việc triển khai quy trình đánh giá thành công.

Gợi ý một số cách đánh giá nhân viên phù hợp cho doanh nghiệp 2

Đánh giá nhân viên cần được thực hiện một cách công bằng và khách quan

  • Xác định mục tiêu đánh giá để phát triển

Việc thực hiện đánh giá, các cấp quản lý cũng cần chỉ ra những điểm yếu cần khắc phục nhằm cải thiện năng lực và hiệu quả làm việc của nhân viên, giúp họ vươn lên những mục tiêu cao hơn nữa. Tuy nhiên các nhà quản lý cũng không nên quá tiêu cực đối với những sai lầm của nhân viên, thiếu sự động viên họ. Việc này, sẽ vô tình sẽ tạo ra tâm lý căng thẳng ảnh hưởng đến quá trình làm việc và phát triển năng lực của các nhân viên.

Với các cách đánh giá nhân viên được nêu ra trên đây, mong rằng sẽ giúp doanh nghiệp có được kế hoạch phát triển nhân sự lâu dài và bền vững. Để áp dụng cách đánh giá nhân viên mới theo phần mềm đảm bảo sự khoa học, minh bạch, công bằng trong công tác tính lương thưởng. Quý doanh nghiệp có thể truy cập và trang thông tin: giaiphaptinhhoa.com để tìm hiểu cụ thể, chi tiết hơn!