HR là một khái niệm không còn xa lạ hiện nay, tuy nhiên chúng ta cần có cái nhìn tổng quan và chi tiết về tầm quan trọng của HR trong tổ chức để nhà quản trị có sự quan tâm phù hợp để phát triển tổ chức, cũng như HR có nhận định hợp lý về ngành nghề mình đang theo đuổi để xác định mục tiêu nghề nghiệp phù hợp hơn trong tương lai. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngành nghề đang rất được quan tâm này nhé!
Trước tiên, chúng ta cần hiểu HR là gì?
HR là viết tắt của cụm từ Human Resource nghĩa là người quản trị nguồn nhân lực. Ở bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào có sử dụng lao động thì đều phải có người quản trị nhân sự để đảm bảo cho việc sử dụng, đánh giá, lương thưởng, phát triển nguồn lao động diễn ra chính xác và hiệu quả.
Các công việc mà HR phải thực hiện:
Tùy vào quy mô nhân sự của doanh nghiệp mà số lượng công việc của HR sẽ khác nhau, nhưng thông thường các công việc ở bộ phận hành chính nhân sự sẽ là:
- Lên kế hoạch hoạch định nhân sự của tổ chức để tiến hành tuyển mộ, phỏng vấn, tuyển dụng, đào tạo nhân sự phục vụ nhu cầu nhân lực của tổ chức.
- Thực hiện các công việc hành chính như bổ sung, thống kê giấy tờ, hồ sơ của ứng viên, hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội,… đảm bảo đúng luật lao động và quyền lợi của người lao động.
- Thực hiện đánh giá năng lực, KPI của nhân viên trong tổ chức để lên các kế hoạch tuyển dụng hoặc đào tạo bổ sung năng lực còn thiếu, đảm bảo hoạt động của tổ chức và nhân việc đúng người, đúng việc, khai thác nguồn lực con người ở doanh nghiệp tối đa.
- Soạn thảo, khảo sát để hình thành các quy định, nội quy của tổ chức, xây dựng văn hóa tổ chức, quy tắc ứng xử, hoạt động gắn kết nhân viên, nâng cao hình ảnh thương hiệu về nhân viên trong tổ chức,…
HR là gì?
Vai trò của HR trong doanh nghiệp:
Sau khi biết được HR là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của HR trong doanh nghiệp là gì?HR là vị trí trung gian mà khi bước vào một tổ chức, bạn chắc chắn phải tiếp xúc với bộ phận này, trừ những nhân viên ở vị trí cấp cao sẽ được ban giám đốc trực tiếp tuyển dụng. Nhưng nhìn chung, mọi hoạt động ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động như hồ sơ, đánh giá, lương thưởng,…
Để quá trình trên diễn ra công bằng thì vai trò của người HR với những phẩm chất chuẩn mực và sự kiểm soát hoạt động từ các Trưởng phòng nhân sự, các nhà quản trị cao hơn hoặc có sự phản hồi của các bộ phận khác.
HR thường được ví như bộ phận “xương sống” của tổ chức, bởi lẽ, nguồn lực tổ chức bao gồm cơ sở vật chất và con người thì con người sẽ là tác nhân sử dụng và khai thác nguồn lực ấy. Một tổ chức khó có thể hoạt động hiệu quả nếu thiếu đi nhân viên.
Tuy nhiên, việc kiểm soát số lượng nhân viên, mức độ hoàn thành công việc so với chi phí bỏ ra, việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp có hiệu quả, mang lại lợi nhuận ra sao,… đều rất cần sự tham gia về chuyên môn của bộ phận nhân sự.
Ngoài ra, vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp ngày nay phải đối mặt là tình trạng chảy máu chất xám, người lao động có xu hướng ít gắn bó với tổ chức hơn so với trước kia. Mặc khác, các môi trường vi mô và vĩ mô ngày một thay đổi, điều này đặt các doanh nghiệp đứng trước tình thế thiếu hụt nguồn lao động có chất lượng cao.
Do đó, hoạt động tuyển mộ, đào tạo và giữ chân nhân tài ngày càng cấp thiết và bộ phận HR sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Những nhân viên có năng lực và kinh nghiệm thường mong muốn mình được nhìn nhận, đánh giá đúng với năng lực và lộ trình phát triển phù hợp.
Bộ phận HR sẽ đảm bảo hoạt động tuyển dụng, đánh giá, lương thưởng diễn ra công bằng, xây dựng một môi trường thân thiện và tôn trọng đối với nhân viên,… Đây sẽ là vai trò chính của HR trong hiện tại và tương lai ở trong doanh nghiệp hiện đại – hiểu rõ tầm quan trọng của nhân lực trong tổ chức.
Ngày nay, có rất nhiều công nghệ được áp dụng trong quản trị nhân sự, tuy nhiên, đây chỉ là những công nghệ trợ giúp cho quá trình quản lý và không thể phủ nhận vai trò của HR trong việc tổng hợp, đánh giá, đưa ra chiến lược phù hợp – những điều mà máy móc khó lòng thay thế được.
Như vậy, ta có thể thấy, hoạt động nhân sự hiệu quả sẽ góp phần to lớn đối với sự phát triển của nhân viên trong tổ chức cũng như sự phát triển doanh nghiệp dù ở bất kỳ thời đại nào.
Do đó, doanh nghiệp cần nắm rõ và có những chính sách phù hợp phát triển bộ phận HR, cũng như bộ phận HR nên có cái nhìn toàn diện hơn giúp doanh nghiệp có những định hướng nhân lực phù hợp để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong chặng đường sự nghiệp của bản thân.