Chọn trang

Tính lương là một công việc quan trọng, mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện, để chi trả tiền công cho nhân viên sau mỗi tháng cống hiến, làm việc. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp hiện nay, vẫn đang áp dụng hình thức tính lương truyền thống vừa tốn công sức, vừa tốn nhiều thời gian và chi phí. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn tính lương, giúp mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

Được biết, việc tính tiền lương phải trả cho người lao động hàng tháng, được dựa trên cơ sở các chứng từ hạch toán lao động và chính sách chế độ về lao động, tiền lương hiện hành. Tùy theo việc phân công trách nhiệm trong doanh nghiệp, mà việc tính lương có thể do nhân viên kế toán doanh nghiệp đảm nhận hoặc do nhân viên kinh tế ở các phân xưởng thực hiện. Tuy nhiên, trách nhiệm sau cùng thì vẫn do kế toán doanh nghiệp kiểm tra lại và thanh toán lương cho người lao động.

1. Các loại lương thường được tính cho người lao động

Dưới đây là những loại lương được tính cho người lao động khi làm việc:

  • Lương cơ bản: Đây là lương thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp và người lao động. Lương này được dùng để đóng bảo hiểm, và tính các khoản trích bảo hiểm theo lương. 

Cách tính lương cơ bản như sau: Đối với các doanh nghiệp, họ sẽ  căn cứ vào mức lương tối thiểu để tính lương cơ bản được quy định tại nghị định 157/2018/NĐ-CP. Bạn có thể hiểu đơn giản như sau: ở vùng 1 mức lương cơ bản đang là 4.180.000 đồng/tháng. Nhưng đối với những người đã từng học qua trường lớp, được đào tạo nghề bài bản thì sẽ được cộng thêm 7% mức lương tối thiểu vùng nữa. Tương ứng sẽ là: 4.180.000 + 7% x 4.180.000 = 4.472.600vnđ.

Hướng dẫn tính lương theo quy định mới nhất cho người lao động 1

Các loại lương được chi trả cho người lao động

  • Lương công việc: Đây là loại lương bao gồm lương cơ bản và cộng thêm các khoản phụ cấp khác như: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp năng lực, thâm niên, vượt năng suất… Các khoản phụ cấp này phải được thể hiện trên hợp đồng lao động hoặc trong quy chế lương thưởng của công ty. Có như vậy mới tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Ngày công thực tế: Được hiểu là số ngày bạn đi làm trong tháng, dựa vào bảng chấm công để các bạn lấy số liệu.
  • Và sau cùng là lương thực tế hay còn được gọi là lương tháng.

Từ những loại lương được phân chia và quy định cụ thể trên đây, bạn có thể tính được mức lương hàng tháng mình sẽ nhận được là bao nhiêu?! 

2. Hướng dẫn cách tính lương phổ biến nhất

Hiện có 2 cách tính lương thực tế phổ biến là:

Cách tính 1: Lương thực tế = Lương công việc / ngày công chuẩn của tháng X số ngày làm việc thực tế

Cách tính 2: Lương thực tế = Lương công việc / 26 X ngày công thực tế làm việc

Lưu ý: Số ngày làm việc là 26 hay 24 đều là do mỗi doanh nghiệp tự quy định. Và việc lựa chọn cách tính lương thực tế, theo cách tính 1 hay cách tính 2 cũng là do doanh nghiệp tự quyết định lựa chọn.

Hướng dẫn tính lương theo quy định mới nhất cho người lao động 2

Hướng dẫn tính lương cho người lao động

Trong một số trường hợp cụ thể, thì 2 cách hướng dẫn tính lương trên đây cũng có thể cho ra kết quả khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Tiền phụ cấp ăn trưa: Trường hợp này, công ty quy định được bao nhiêu tiền thì bạn ghi vào đây, lưu ý khoản tiền phụ cấp này phải được tính theo ngày công đi làm thực tế. Bạn phải đi làm thì mới được phụ cấp tiền ăn.
  •  Tổng lương: lương thực tế + các khoản phụ cấp.
  • Các khoản trích trừ vào lương: lấy lương cơ bản nhân với tỷ lệ trích từng loại bảo hiểm: BHXH: 8% * lương cơ bản, BHYT: 1,5% * lương cơ bản, BHTN: 1% * lương cơ bản.
  • Thuế TNCN: Sau khi các bạn đã tính ra số thuế TNCN phải khấu trừ của từng người thì bạn ghi vào
  • Thực lĩnh: Sẽ bằng tổng lương trừ đi các khoản giảm lương như bảo hiểm, thuế TNCN, tạm ứng( nếu có)…

Dựa vào phiếu lương, nếu bạn đồng ý thì thực hiện ký nhận. Lúc này chi phí tiền lương mới được coi là hợp lệ.

3. Những lợi ích vượt trội khi tính lương bằng phần mềm HRPRO7

Hiện nay, ngoài cách tính lương truyền thống thì các doanh nghiệp cũng có thể chấm công, tính lương bằng phần mềm HRPRO7. Theo đó, những lợi ích mà bạn sẽ nhận được khi tính lương bằng phần mềm có thể kể đến như:

  • Giúp doanh nghiệp tự động hóa trong quy trình tính lương. Giảm thiểu được thời gian tính lương, thuế, bảo hiểm cho nhân viên hàng tháng. Khi sử dụng phần mềm, nhà quản lý sẽ dễ dàng tính lương cho từng nhân viên theo mức lương cụ thể của từng người. Tính lương theo ca làm, sản phẩm, lương làm thêm giờ căn cứ vào bảng chấm công hàng ngày. Tự động tính thuế TNCN, các khoản phạt, thưởng cho từng nhân viên. Theo dõi các khoản lương tạm ứng, phải trả, còn nợ của từng nhân viên.
  • Quản lý lương bằng phần mềm HRPRO7 mọi dữ liệu sẽ được lưu trữ và đồng bộ, để bạn có thể dễ dàng hơn khi kiểm tra những sai sót, giải quyết thắc mắc. Vấn đề tiền nong, thu chi trong doanh nghiệp cũng được thực hiện công khai, rõ ràng hơn.
  • Sử dụng phần mềm HRPRO7 tính lương sẽ giúp tiết kiệm nhiều thời gian trong quá trình quản lý tiền lương. Chỉ cần cập nhật dữ liệu và quy trình làm việc chính xác, là doanh nghiệp sẽ có kết quả khách quan và khoa học nhất.

Hướng dẫn tính lương theo quy định mới nhất cho người lao động 3

Phần mềm tính lương chuyên nghiệp HRPRO7

Qua những lợi ích thiết thực được nêu ra trên đây, khi sử dụng phần mềm tính lương HRPRO7. Chúng ta có thể nhận thấy rằng, cách tính lương này vô cùng đơn giản, dễ dàng, nó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. Đồng thời, mức lương được tính cho mỗi nhân viên cũng được đảm bảo tính chính xác lên đến 100%.

Nếu bạn muốn được hướng dẫn tính lương bằng phần mềm HRPRO7, thì đừng ngần ngại liên hệ đến Công ty giải pháp Tinh Hoa qua hotline: 0919.397.169 (gặp Nguyễn Nhã) hoặc 0919.039.665 (gặp Quỳnh Như) để được hỗ trợ tư vấn tận tình!