Trong thời buổi đại dịch, các doanh nghiệp tại Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn không chỉ về kinh tế mà còn là nỗi lo đứt gãy sản xuất do thiếu hụt lực lượng lao động. Việc không đáp ứng đủ nhân công đồng nghĩa với lực lượng lao động giảm mạnh, kéo theo doanh số của công ty giảm và kinh tế cũng đi xuống.
Quản lý và duy trì lượng lượng lao động là điều cần thiết trên cương vị là một nhà lãnh đạo, bởi vì chỉ khi bạn không bị đứt gãy lực lượng lao động, bạn mới có thể thúc đẩy doanh nghiệp của mình tiếp tục phát triển. Việc giữ chân lực lượng lao động trong thời Covid quả là một việc khó do hầu hết tình hình chung các doanh nghiệp đều đang gặp khó khăn.
Vấn đề thiếu hụt lực lượng lao động do đại dịch Covid
Khi các nhân công hoặc nhân viên cảm thấy quyền lợi của mình bị giảm mạnh trong thời Covid, lương và phúc lợi cũng giảm. Nếu ngay lúc đó họ tìm được một doanh nghiệp khác đáp ứng được yêu cầu của họ hơn, khả năng cao công ty bạn sẽ mất đi người đó. Tương tự, nếu trường hợp nhân viên nghỉ việc quá nhiều cùng một lúc và bạn chưa tìm được lao động mới thay thế, công ty bạn sẽ dễ rơi vào tình huống thiếu hụt lực lượng lao động.
Vậy làm thế nào để giữ chân lực nguồn nhân lực cho công ty của mình? Nói thì dễ nhưng làm thì cũng khó phải không? Sau đây là những cách giúp bạn duy trì lực lượng cho công ty mình, đảm bảo không bị đứt gãy sản xuất hay giảm hiệu quả do thiếu hụt nhân công.
Giải pháp giữ chân người lao động nhằm bảo toàn lực lượng lao động
Duy trì làm việc từ xa
Trong thời buổi đại dịch khó khăn, việc bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí là rất tốt. Nếu như loại hình kinh doanh của doanh nghiệp bạn có thể làm việc tại nhà mà vẫn giải quyết được công việc, bạn có thể tiếp tục áp dụng làm việc từ xa. Điều này không những duy trì hiệu suất làm việc mà còn làm nhân viên của bạn hài lòng vì có thể họ cũng thích làm việc từ xa.
Làm việc từ xa vừa có thời gian làm công việc, có thể tranh thủ chăm con và yên tâm ở nhà trong thời gian trẻ còn chưa được đến trường. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm các chi phí điện nước, văn phòng, thay vào đó bạn dùng những chi phí này để tập trung vào nhân viên.
Dự đoán trước về nguồn lực
Là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải có khả năng dự đoán trước về những kịch bản có thể xảy ra trong sự thay đổi nguồn lực. Bạn có thể dự đoán trong thời gian sắp tới (1 tháng, 3 tháng, 1 năm, 2 năm,..) bạn cần khoảng bao nhiêu nhân viên? Ngoài ra, yêu cầu của bạn là gì, nhân viên của bạn sẽ mong muốn được đáp ứng điều kiện gì? Bạn có thể đáp ứng được không và hãy lên kế hoạch trước.
Đồng thời, bạn có thể xem xét sắp tới có nhân viên nào nghỉ đẻ không? Có nhân viên nào gặp khó khăn phải về quê không và liệu lực lượng lao động của công ty mình có bị giảm đột ngột và thiếu hụt không? Nếu có thể hỗ trợ nhân viên, hãy cân nhắc hỗ trợ họ trong khả năng có thể của bạn để bảo toàn lực lượng lao động cho công ty bạn.
Giữ chân nhân tài
Bên cạnh việc lên kế hoạch dự đoán trước về những thay đổi nhân sự có thể xảy ra trong tương lai, bạn có thể tìm cách giữ chân nhân tài cho công ty mình. Lướt lại một vòng xem ai là người mà bạn muốn giữ họ ở lại làm việc dù cho phải trả lương cao hơn một chút? Ai là người giỏi mà bạn thấy cần thiết để bạn phải tìm cách giữ chân họ?
Đây là những người mà bạn cảm thấy không thể thiếu khi trở lại công ty sau đại dịch bởi vì bạn cần tài năng của họ để cống hiến cho doanh nghiệp và không thể bỏ lỡ họ. Chắc chắn việc giữ chân này sẽ xứng đáng và sau này bạn sẽ không hối hận về quyết định này của mình đâu!
Khảo sát xem lực lượng lao động của bạn đang cần điều gì?
Để đảm bảo được sự hài lòng của nhân viên hoặc người lao động đang làm việc cho doanh nghiệp của bạn, hãy hỏi và lắng nghe họ để biết họ đang cần gì. Từ đó, bạn có thể tạo động lực cho họ, vì động lực và lòng yêu quý người lãnh đạo góp 1 phần vào việc giữ chân nhân công, giúp họ trung thành với doanh nghiệp của bạn khi phải cạnh tranh nguồn lực nhân sự với các doanh nghiệp khác.
Chấp nhận không lợi nhuận trong khoảng thời gian đầu của “bình thường mới”
Thực tế, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đang bị thiếu hụt lực lượng lao động và công ty buộc phải chấp nhận làm việc không có lãi, hoặc là bị lỗ để duy trì sản xuất và giữ chân nhân sự. Thậm chí trong một số trường hợp, những người làm việc tại nhà vẫn được hưởng lương bình thường và những người không được tham gia sản xuất vẫn được hưởng 50% lương.
Suốt thời gian qua, các doanh nghiệp có đều chăm lo nhân viên trong khả năng để không ai phải nghỉ việc. Khi đối mặt với các quyết định của khó khăn liên quan tới lực lượng lao động, nhà lãnh đạo bắt buộc phải cố gắng nắm bắt tâm lý của nhân viên bởi nếu không chăm lo tốt cho họ thì khả năng sau dịch, nguy cơ thiếu lao động của doanh nghiệp là thách thức lớn. Vì vậy, ổn định tâm lý cho nguồn nhân sự của công ty là điều cần thiết.