Chọn trang

 

Năm 2020 có thể nói là thảm họa của Thế giới, khi dịch bệnh Covid-19 hoành hành và hiện vẫn chưa có vắc-xin. Nó làm cho nền kinh tế bị trì trệ, mọi người phải ở trong nhà chống dịch. Vậy người lao động như thế nào đây? Họ làm gì? Sinh sống như thế nào khi không có nguồn thu nhập?

Thực trạng của dịch bệnh Covid-19 

Cuối năm 2019, dịch bệnh Covid-19 lần đầu tiên xuất hiện tại Thành phố Vũ Hán, Tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc sau đó lan rộng ra các nước. Tính đến nay đã có 213 quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch bệnh. Với 50.869.414 ca nhiễm, 1.262.413 ca tử vong và hơn 33,2 triệu ca đã bình phục. Trong đó, Việt Nam đã có 1.215 ca nhiễm, 35 ca tử vong và 1.087 ca đã bình phục.

người lao động lăn lộn trong covid19

Tình hình dịch bệnh của các nước trên thế giới

Ta có thể thấy dịch bệnh Covid-19 có sức ảnh hưởng lớn thế nào khi đã làm cho hơn 1,2 triệu người thiệt mạng và không dừng lại ở đó, con số đó mỗi ngày đang tăng lên. Nó tác động đến mọi mặt trong đời sống xã hội. Cả thế giới đang lao đao vì nó.

Người lao động bị ảnh hưởng như thế nào?

Trong tình thế đó, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã phải ra lệnh đóng cửa nền kinh tế, hạn chế người dân ra khỏi nhà để tránh dịch bệnh lây lan. Nhưng ngày nào chưa tìm ra vắc-xin thì ngày đó thế giới vẫn còn ca nhiễm.

Đóng cửa nền kinh tế đồng nghĩa với việc hàng hóa không được tiêu thụ hay xuất khẩu. Công ty không sản xuất được hàng hóa. Vì lấy nguyên vật liệu đâu ra để sản xuất, hay có nguyên vật liệu nhưng sản xuất mà không xuất khẩu được thì bán cho ai? Người dân trong nước làm sao có thể tiêu thụ hết. Tiêu thụ không hết rồi kho bãi đâu để chứa đủ số lượng hàng hóa lớn như vậy? 

người lao động lăn lộn trong covid19

Hàng loạt công ty phải đóng cửa vì Covid-19

Chính điều đó dẫn đến việc rất nhiều công ty phải đóng cửa. Riêng Việt Nam có gần 23.000 công ty đóng cửa. Một số công ty lớn vẫn còn trụ vững thì cho người lao động nghỉ việc tạm thời, hoặc nặng hơn là sa thải. Ở Việt Nam, đến tháng 9/2020 đã có hơn 328.000 người lao động bị sa thải, nghỉ việc tạm thời hoặc làm việc luân phiên.

người lao động lăn lộn trong covid19

Số giờ mà người lao động bị cắt giảm do ảnh hưởng của Covid-19

Bên cạnh đó, người lao động nói riêng và người dân trên Thế giới nói chung phải thực hiện dãn cách xã hội, hạn chế ra ngoài để dịch bệnh không lây lan. Hơn hết là họ cũng lo lắng cho chính sức khỏe của họ, gia đình và những người xung quanh.

Người lao động không có việc làm. Điều đó nói lên rằng họ không có thu nhập. Nếu không có thu nhập thì họ sẽ phải trang trải cuộc sống như thế nào? Con cái, gia đình và cả chính bản thân họ.

Điều nan giải hơn đặt ra là sau khi dịch bệnh đi qua nền kinh tế có kịp phục hồi? Người lao động sẽ có việc làm trở lại? Hay họ lại phải vật lộn với việc làm sau khi đã vật lộn với Covid-19.

Người lao động lăn lộn trong Covid-19

Nền kinh tế liệu có khôi phục lại như lúc ban đầu?

Những hỗ trợ đối với người lao động trong Covid-19

Chúng ta đều biết dịch bệnh là điều không ai mong muốn. Người lao động bị thiệt hại, mà các doanh nghiệp cũng không ngoại lệ. Hiểu rõ điều đó, mỗi quốc gia cũng tích cực làm mọi biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Bên cạnh đó cũng có nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động.

Tại Việt Nam, với tinh thần “chống dịch như chống giặc” Nhà nước đã đưa ra hàng loạt các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động. Cụ thể, Nhà nước đã đưa ra gói hỗ trợ 1.000.000đ/người/tháng đối với người lao động nghèo, người lao động tự do không có hợp đồng, người mất việc hoặc không có việc làm; giảm 10% giá điện;…

người lao động lăn lộn trong covid19

Địa phương thực hiện hỗ trợ cho người lao động, người nhận trợ cấp xã hội theo gói hỗ trợ của nhà nước

Các doanh nghiệp cũng hỗ trợ người lao động thất nghiệp để giảm bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống. Như công ty PouYuen Việt Nam đã hỗ trợ 260 tỉ đồng để chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động nghỉ việc. Không dừng ở đó, các chủ nhà trọ cũng hỗ trợ giảm tiền trọ cho người lao động; các mạnh thường quân hỗ trợ các phần quà như gạo, mì gói,…

người lao động lăn lộn trong covid19

Ông Nguyễn Xuân Tảo, tại TP Đà Nẵng, phát cơm miễn phí cho người dân gặp khó khăn trong Covid-19

Qua đó mới thấy tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của người dân Việt Nam.