Chọn trang

Nhân viên kinh doanh là gì? Bạn còn đang thắc mắc hay có dự định tìm một việc làm kinh doanh phù hợp với khả năng, đam mê của bản thân; thì hãy cùng nhau tìm hiểu về công việc của một nhân viên kinh doanh và bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng gì để chinh phục vị trí của một nhân viên kinh doanh giỏi nhé. 

Nhân viên kinh doanh là gì?

Có thể nói nhân viên kinh doanh (Account Executive) là một bộ phận khá quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty trên bất kỳ lĩnh vực nào; nhân viên kinh doanh chính là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Công việc mà một nhân viên kinh doanh đảm nhiệm như là: phát triển chiến lược, quản lý, môi giới và tiếp thị,…Các công việc của một nhân viên kinh doanh được thực hiện với mục đích đẩy sản phẩm, dịch vụ của công ty ra thị trường nhanh chóng nhằm trực tiếp mang lại doanh thu lợi nhuận cho công ty. 

Tùy theo từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà nhân viên kinh doanh cần có những sự hiểu biết liên quan nhất định về sản phẩm, dịch vụ để đưa ra lời khuyên hiệu quả hướng khách hàng đến với sự lựa chọn tối ưu nhất trong quá trình mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. 

Đối với ngành tiếp thị và quảng cáo

Trong lĩnh vực này nhân viên kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng đưa ra các chiến lược truyền thông thực thi mang đến hiệu quả trong công tác quảng bá sản phẩm, dịch cũng như thương hiệu của khách hàng. Bên cạnh nhiệm vụ phục vụ theo nhu cầu và chăm sóc khách hàng nhân viên kinh doanh còn thu hút khách hàng tiềm năng, gợi ý đưa ra phương pháp giúp cho hoạt định kinh doanh của các doanh nghiệp hiệu quả hơn. 

Đối với các tổ chức Công nghệ thông tin

Trong các tổ chức về Công nghệ thông tin nhân viên kinh doanh nắm giữ vai trò như một người quản lý chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng lớn, kiểm soát quá trình thanh toán, thanh lý và duy trì hợp đồng, liên kết với các khách hàng doanh nghiệp ở cấp độ cao. 

Thông thường đối với cả 2 ngành nghề này nhân viên kinh doanh sẽ hoạt động theo hình thức 1 cá nhân hay 1 nhóm; khi nhân viên kinh doanh làm việc theo team sẽ có một người làm lãnh đạo định hướng đặt ra mục tiêu để phát triển khả năng hiệu suất làm việc của các thành viên trong nhóm và trực tiếp báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh lên cấp quản lý. Bạn muốn biết bản thân mình có thể trở thành một nhân viên kinh doanh thực sự thì hãy tham khảo qua các yếu tố sau nhé:

  • Sự đam mê đối với kinh doanh: ở nghề kinh doanh đòi hỏi bạn phải thật sự đam mê yêu thích, đặc biệt là tham vọng và tinh thần cầu tiến để làm nền tảng cho bạn vượt qua những khó khăn trong quá trình tìm kiếm, phục vụ nhiều nhóm khách hàng khác nhau. 

 

  • Tinh thần kiên trì: đây là một trong những yếu tố quyết định bạn có thể duy trì trong công việc này bao lâu để đi đến thành công; bởi vì trở trở thành một nhân viên kinh doanh chân chính bạn phải rèn luyện trau dồi kiến thức, kỹ năng qua từng ngày.

 

  • Sự quyết đoán trong công việc: Quyết đoán cũng là một yếu trong mà trong bất kì ngành nghề nào cũng phải có; để có được những hợp đồng lớn những thành tựu nổi bật thì bạn phải nên xác định thời điểm nào nên đưa ra quyết định và bạn phải tin vào quyết định đó của bản thân, không  được đắn đo do dự sẽ làm mất đi nhiều cơ hội lớn. 

nhân viên kinh doanh là gì

Nhân viên kinh doanh là gì?
Kỹ năng quan trọng để trở thành một nhân viên xuất sắc 

Kỹ năng nghiên cứu, tìm hiểu và sự chuẩn bị: Là một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp đòi hỏi bạn phải có sự nghiên cứu về ngành nghề mà công ty bạn đang kinh doanh; tìm hiểu về nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến. Cuối cùng là sự chuẩn bị về chiến lược phương hướng mà bạn sẽ trình bày thuyết phục khách hàng chỉ sự dịch vụ/ sản phẩm của công ty bạn cung cấp. Đây cũng là bước tiền đề quan trọng tạo sự tự tin cho bạn trong quá trình làm việc cũng như gặp gỡ khách hàng. 

Kỹ năng giao tiếp: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt là cơ sở giúp bạn đàm phán thỏa thuận và xây dựng mối quan hệ với khách hàng tốt hơn. Kỹ năng giao tiếp của bạn được thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như: qua email, điện thoại, gặp trực tiếp,… Giao tiếp tốt giúp bạn tạo dựng được nhiều mối quan hệ cũng như dễ dàng hơn trong việc xây dựng niềm tin với khách hàng. 

Một số phương pháp giúp bạn nâng cao, cải thiện kỹ năng giao tiếp mỗi ngày như: giao tiếp, chia sẻ thường xuyên với mọi người xung quanh, sẵn sàng tinh thần học hỏi bày tỏ quan điểm cá nhân, quan trọng hơn hết bạn hãy lắng nghe nhiều hơn để tích lũy cho bản thân những kinh nghiệm kiến thức chuyên môn. 

Luôn giữ ngoại hình ở mức tốt nhất có thẻ và luôn nở nụ cười: Ngoại hình chỉnh chu là một yếu tố khá cần thiết, là bước đầu tạo thiện cảm cho khách hàng hay mọi người xung quanh bạn. Bên cạnh đó ngoại hình thể hiện bạn là một người có phong cách làm việc chuyên nghiệp, tôn trọng người giao tiếp với bạn.

Đặc biệt khi bạn luôn mỉm cười với cuộc sống thì chắc chắn rằng cuộc sống sẽ mỉm cười lại với bạn. Nụ cười thể hiện tinh thần lạc quan tích cực, sẵn sàng đối mặt với khó khăn thử thách của bạn và giúp bạn cảm thấy tự tin hơn trong quá trình làm việc.

Kỹ năng hợp tác và linh hoạt trong công việc: Để hiểu rõ hơn về tâm lý nhu cầu của khách hàng bạn cần  phải thật sự linh hoạt trong từng hoàn cảnh giao tiếp để nắm bắt và có chiến lược cũng như cách thức xử lý tình huống trong quá trình làm việc với khách hàng. Vì vậy bạn phải thật sự tích lũy cho mình thêm nhiều kiến thức chuyên môn từng ngày để không ngừng nâng cao kỹ năng làm việc

Ngoài ra hợp tác là một thái độ cần thiết thể hiện sự tôn trọng mong muốn được làm việc của bạn với bất kỳ nhóm khách hàng nào; bạn hãy cho khách hàng thấy rằng họ là một phần quan trọng trong công ty của bạn. Từ đó vị trí khách hàng sẽ được đề cao làm họ cảm thấy với doanh nghiệp bạn họ sẽ được nhiều quyền lợi hơn so với các doanh nghiệp khác. 

Kiến thức và tinh thần quyết tâm: Kiến thức chắc chắn là điều không thể thiếu cho bạn dù là ở ngành nghề nào, bởi kiến thức vững chắc chuyên sâu sẽ là “ vũ khí” cho bạn ra “chiến trường” một cách an toàn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Kết hợp với tất cả những kỹ năng trên là sự quyết tâm muốn đạt được những mong muốn, mục tiêu bản thân đã đặt ra,vượt qua thử thách để trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc.