Chọn trang

Bạn đang tìm kiếm một mẫu bảng tính lương phù hợp nhất cho doanh nghiệp mình? Bạn băn khoăn không biết bảng tính lương chuẩn, sẽ bao gồm những thông tin gì? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đem đến cho bạn những thông tin cần biết về bảng tính lương. Theo đó, bạn có thể tham khảo và áp dụng sao cho phù hợp nhất với doanh nghiệp mình. 

1. Bảng lương là gì? Những thông tin cần có trong bảng tính lương?

Bảng tính lương là văn bản do Nhà nước ban hành và quy định các mức lương cụ thể cho các loại công việc, nghề nghiệp, chức vụ khác nhau. Trong đó, tương quan tỉ lệ tiền lương giữa các lao động trong cùng ngành nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà người lao động đảm nhiệm. Cấu tạo bảng lương gồm ngạch lương, bậc lương và hệ số lương.

Những điều cần biết về bảng tính lương 1

Bảng tính lương bằng phần mềm mới nhất

Thông thường, bảng lương doanh nghiệp sẽ không thể thiếu các thông tin sau: Tên nhân viên, chức vụ, vị trí, lương cơ bản, số ngày công, bảo hiểm, lương thực lĩnh, ghi chú.

Bên cạnh đó, tùy vào quy mô và loại hình doanh nghiệp, mà bảng tính lương có thể bổ sung thêm các tiêu chí khác như: mã nhân viên, phụ cấp, trợ cấp, mức Lương ca đêm, lương thêm giờ, số giờ làm thêm, làm ca, hay ngày vào công ty và các khoản giảm trừ vào lương,…

2. Những quy định về bảng tính lương mới nhất

Theo điều 9 Thông tư 200 và điều 10 Thông tư 133:

  • Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp được tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị, nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu và phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật kế toán.
  • Hoặc áp dụng theo biểu mẫu ban hành kèm theo phụ lục số 3 Thông tư 200 

>> Kết luận: Doanh nghiệp được tự thiết kế bảng tính lương phù hợp với đặc điểm, quy mô của đơn vị mình.

Những điều cần biết về bảng tính lương 2

Bảng tính lương được áp dụng phổ biến

Mục đích của bản tính lương: Làm chứng cứ, căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương

Bảng tính lương được lập hàng tháng và cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành.

Vào cuối mỗi tháng căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán tiền lương sẽ lập bảng tính lương, rồi chuyển cho kế toán trưởng xem xét. Kế toán trưởng sẽ trình cho giám đốc hoặc người được ủy quyền ký duyệt. Sau đó chuyển lại cho kế toán lập phiếu chi và phát lương. Bảng tính lương được lưu lại phòng/ban kế toán của đơn vị.

Mỗi lần nhận lương, người lao động phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận” hoặc người nhận hộ phải ký thay.

Một số lưu ý khi làm bảng tính lương:

Không chỉ dựa vào bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành công việc, mà doanh nghiệp cũng cần dựa vào các thông tin:

  • Hợp đồng lao động
  • Mức lương tối thiểu vùng mới nhất
  • Các khoản thu nhập chịu thuế và không chịu thuế thu nhập cá nhân
  • Tính được thuế thu nhập cá nhân phải nộp
  • Các khoản đóng và không phải đóng bảo hiểm xã hội
  • Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm vào chi phí doanh nghiệp và trích vào lương người lao động,…

Tuân thủ các quy định về bảng tính lương mới nhất được nêu ra trên đây, doanh nghiệp sẽ có được bảng tính lương chuẩn, và chuyên nghiệp nhất.

3. Tính năng của phần mềm nhân sự tiền lương HRPRO7

Phần mềm nhân sự tiền lương HRPRO7 có khả năng tự động hóa, sắp xếp hợp lý, chuẩn hóa các quy trình quản lý nhân sự tiền lương. Cụ thể, phần mềm có các tính năng sau đây:

  • Quản lý tính lương

Tiền lương được tính tự động dựa trên những cài đặt sẵn trước đó. Phần mềm sẽ thực hiện các hạng mục liên quan đến lương như chấm công, cấp lương, phúc lợi, bồi hoàn, nghỉ làm, tiền tạm ứng, khấu trừ thuế, các điều khoản và chính sách…. 

Hầu hết các giải pháp chỉ cần được thiết lập thủ công với các quy tắc, sau đó hệ thống sẽ thực hiện quy trình thanh toán. Nó có thể được tùy chỉnh theo nhiều cấu trúc khác nhau.

  • Theo dõi chấm công

Phần mềm quản lý nhân sự tiền lương bao gồm tính năng chấm công và theo dõi thời gian để quản lý thời gian làm việc của nhân viên. Theo đó, module sẽ theo dõi sự vắng mặt, nghỉ phép và đồng bộ hóa các dữ liệu này với việc tính toán tiền lương.

Những điều cần biết về bảng tính lương 3

Bảng tính lương theo phần mềm quản lý nhân sự, chấm công HRPRO7

  • Quản lý chi phí tạm ứng

Chi phí tạm ứng hay các chi phí khác được nhập, theo dõi và tính toán trong phần mềm. Một số hệ thống tính lương có một sổ kế toán cho vay để tính toán tất cả các khoản vay của nhân viên. Phần mềm HRPRO7 cũng có thể xử lý các khoản bồi hoàn dựa trên chi phí được phê duyệt.

  • Quản lý tiền thưởng

Phần mềm quản lý các quyền lợi khác nhau, bao gồm phụ cấp và các đặc quyền khác của nhân viên.

  • Tạo báo cáo, bảng tính lương

Đây là một tính năng quan trọng, phần mềm cho phép tạo các báo cáo như báo cáo lương, báo cáo phúc lợi và báo cáo nghỉ phép. Báo cáo này cho phép nhân viên có thể truy cập để kiểm tra về mức độ chuẩn xác của thông tin.

Thay vì phải tạo bảng tính lương excel theo cách thủ công truyền thống trước đây, bạn có thể tạo bảng tính lương dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng hơn bằng phần mềm nhân sự, tiền lương HRPRO7. Mọi thông tin về phần mềm quản trị nhân sự tiên tiến, hữu ích này, Quý doanh nghiệp có thể liên hệ đến hotline: 0919.397.169 (gặp Nguyễn Nhã) hoặc 0919.039.665 (gặp Quỳnh Như) để được tư vấn cụ thể hơn. 

Là doanh nghiệp bắt kịp thời đại 4.0 – đừng bỏ lỡ phần mềm quản lý nhân sự hiệu quả mang tên HRPRO7 này!