Chọn trang

Một trong những vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào ngày nay cũng phải đối mặt đó là việc tạo lợi thế cạnh tranh cho tổ chức. Và nền tảng cho lợi thế cạnh tranh này thường xuất phát từ việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực bền vững hiệu quả.

Đặc biệt trong thời đại 4.0, các yếu tố về kinh tế, xã hội biến đổi nhanh chóng và khó kiểm soát thì hoạt động này càng quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để phát triển nguồn nhân lực bền vững, hiệu quả cho doanh nghiệp thời đại 4.0”.

Phát triển nguồn nhân lực là gì?

Để tìm hiểu việc phát triển nguồn nhân lực là gì trước tiên ta phải hiểu nguồn nhân lực là gì( Nguồn nhân lực ). Phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp là hoạt động dựa trên trạng thái nguồn nhân lực của doanh nghiệp hiện tại, từ đó đưa ra kế hoạch cụ thể để đầu tư, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực bao gồm: tuyển dụng, đào tạo, giữ chân nhân tài (link nội bộ giữ chân nhân tài- talent pool… ).

phát triển nguồn nhân lựcPhát triển nguồn nhân lực là gì?

Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực:

Như đã đề cập ở trên hoạt động phát triển nguồn nhân lực là vô cùng cần thiết cho bất kỳ tổ chức nào có tầm nhìn, định hướng phát triển một cách bền vững và mở rộng về cả quy mô và chất lượng.Phát triển nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp đánh giá, rà soát lại đội ngũ nhân viên đồng thời có kế hoạch bổ sung, thay thế, đào tạo nguồn nhân lực kịp thời đáp ứng nhu cầu của tổ chức. Hoạt động này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa nguồn nhân lực mới quan tâm và triển khai.

Một nguồn nhân lực được xây dựng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các nguồn lực của tổ chức, giúp tổ chức sử dụng chi phí cho hoạt động quản lý doanh nghiệp có chất lượng.Đối với nhân viên trong tổ chức, nguồn nhân lực vững mạnh sẽ giúp cho nhân viên có cơ hội được phát triển bản thân, lộ trình thăng tiến cụ thể, lương thưởng hợp lý, tạo động lực cho cá nhân từ đó tạo động lực cho tổ chức đạt được các mục tiêu chung.

Các bước xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức:

Tuyển dụng: Để xây dựng được nguồn nhân lực vững mạnh, trước tiên, hoạt động tuyển dụng phải hiệu quả.Hoạt động tuyển dụng bắt đầu bằng quá trình hoạch định, nhà quản trị nhân sự cần thống kê lại các vị trí còn thiếu, xây dựng các tiêu chí tuyển dụng ( bảng mô tả công việc ) càng cụ thể càng tốt, đây là quá trình giúp tổ chức nhìn thấy tình trạng nhân lực của doanh nghiệp.

Tiếp đến, quá trình tuyển mộ cần phải diễn ra hiệu quả để có nguồn ứng viên chất lượng cao phục vụ cho quá trình phỏng vấn có kết quả tốt hơn. Tham khảo tài liệu tuyển mộ tại đây ( dẫn link nội bộ tuyển mộ )Hoạt động phỏng vấn phải được diễn ra công bằng, đánh giá cụ thể thông qua các tiêu chí, tránh tình trạng đánh giá dựa trên cảm tính của người phỏng vấn.

Đào tạo:Trong doanh nghiệp, có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp phải tiến hành đào tạo cho nhân viên ( tham khảo tài liệu về training tại đây _ dẫn link nội bộ). Như vậy, tùy trường hợp mà doanh nghiệp phải tiến hành các loại hình đào tạo khác nhau, nhưng hoạt động đào tạo là hoạt động vô cùng cần thiết giúp nhân viên luôn cập nhật, chuẩn hóa kiến thức của mình cho phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình và phù hợp với tình hình môi trường kinh tế xã hội trong thời đại mới.

Giữ chân nhân tài:Sau khi nhân viên đã được chọn lọc và “tôi luyện” kỹ càng thông qua hai giai đoạn trên thì mỗi nhân viên ở giai đoạn này đều là một nhân tài, một “kho báu” của tổ chức. Nếu doanh nghiệp không có các chính sách để giữ chân những nhân tài làm việc lâu dài với tổ chức thì tất cả những hoạt động ở giai đoạn trên đều vô nghĩa và doanh nghiệp sẽ bị tình trạng là chảy máu chất xám.

Các chính sách góp phần giữ chân nhân tài bao gồm: tăng cường hoạt động đào tạo ( để lưu giữ, truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho nhân viên khác); chế độ lương thưởng cạnh tranh, phù hợp với năng lực; tạo môi trường công bằng, thân thiện, giúp cho nhân viên cảm thấy được tôn trọng, tạo ra giá trị, phấn đấu vì lý tưởng, các mục đích lớn lao,…

Tạm kết: Hoạt động phát triển nguồn nhân lực của tổ chức là một quá trình dài hạn và thường xuyên, dựa trên chiến lược chung của tổ chức. Do đó, quản trị viên nhân sự phải thường xuyên cập nhật, nâng cao kiến thức, áp dụng công nghệ giúp tối ưu hóa hoạt động phát triển nguồn nhân sự tại tổ chức. Nếu bạn có bất cứ chia sẻ nào, hãy bình luận bên dưới bài viết này nhé!