...
Chọn trang

Xin nghỉ việc là có thể đây là một quyết định lớn của một vài người, nhưng đôi khi nó cũng chỉ là chấm dứt một mối quan hệ không win -win giữa hai bên. Nhưng làm sao để có thể xin nghỉ việc khéo léo mà không làm mất lòng ai đó. Vì vậy mà các bạn nên đọc bài viết này, dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn Tips 4 cách xin nghỉ việc khéo léo mà bạn nên biết.

1. Thông báo trực tiếp với cấp trên

Đây có lẽ là cách truyền thống ở nhiều nơi trên thế giới và ở cả Việt Nam. Việc trao đổi thẳng thắn trực tiếp với sếp, với cấp trên rõ ràng sẽ mang lại cho bạn kết quả tốt nhất. Khi bắt đầu công việc chúng ta nở nụ cười tươi, vì vậy khi xin nghỉ việc chúng ta cũng hãy dành cho nhau bằng nụ cười tươi đó. 

Tips 4 cách xin nghỉ việc khéo léo mà bạn nên biết 1

Tùy vào độ thân thiết giữa bạn và các đồng nghiệp mà họ sẽ có những thái độ khác nhau, có người vui, cũng có kẻ buồn. Nhưng nó sẽ không tác động quá nhiều nếu bạn đã có quyết định xin nghỉ việc. Khi nói chuyện, trao đổi với sếp hãy cố gắng làm sao để tránh đưa những điều bất lợi quá nhiều về mình, và cũng không để làm tình cảm sứt mẻ giữa hai bên.

2. Ngầm đưa ra dấu hiệu nghỉ việc

Nếu như bạn là một nhân viên có mối quan hệ tốt đẹp với sếp thì có lẽ ý định nghỉ việc của bạn là bất đắc dĩ. Nếu như bạn không muốn sếp bất ngờ về quyết định nghỉ việc của mình thì hãy cố gắng bật đèn xanh trước cho sếp. Đây sẽ là giải pháp tốt nhất để cho cả hai tiếp nhận chuyện này một cách tự nhiên nhất.

Tips 4 cách xin nghỉ việc khéo léo mà bạn nên biết 2

Có nhiều cách để bật đèn xanh với sếp, ví dụ như trong buổi gặp mặt trò chuyện thân mật chẳng hạn, các bạn sẽ có thể lựa lời mà nói khéo để thăm dò ý xếp. Vẫn nên đưa vào cách nói hài hước hoặc dạng một lời tâm sự về một vài lý do xin nghỉ việc mang tính khơi mở như công việc nhàm chán, công việc nhiều áp lực, khả năng không đáp ứng kịp nhu cầu về việc làm chẳng hạn. Như vậy vẫn giữ được không khí bữa tiệc và bạn còn được nghe ý kiến “bâng quơ” của sếp nữa đấy nhé. Trong khi đó, sếp của bạn cũng sẽ đủ thông minh để hiểu được ý định muốn nghỉ việc của bạn có bao nhiêu phần trăm thực.

3. Thông báo nghỉ việc một cách qua loa

Tips 4 cách xin nghỉ việc khéo léo mà bạn nên biết 3

Đây là một trong những cách ít nên dùng tới, bởi nó khá là thô lỗ. Có thể cách này thường được áp dụng cho những người có cá tính thẳng thắn hoặc những người rất ngại đối diện với khó khăn. Một thời thông báo xin nghỉ nhanh chóng, mau lẹ và có phần “qua loa” sẽ giúp họ giải tỏa được một việc khó nói. Sau một lời thông báo rõ ràng: em sẽ nghỉ việc. Em sẽ làm đầy đủ mọi thủ tục xin nghỉ việc theo quy định của công ty dường như cũng khiến cho họ như trút đi một gánh nặng lớn vậy.

4. Xin nghỉ việc đột xuất

Cách xin nghỉ việc với sếp đột xuất sẽ thường nhận được lời chấp thuận bất đắc dĩ của sếp bởi những lý do không thể từ chối được, nhưng để không gặp rủi ro cho chuyện này, bạn cần phải khéo léo. Hãy đưa ra những lý do xin nghỉ việc xác đáng để sếp nhận thấy việc xin nghỉ việc này của bạn là bắt buộc. 

Có nhiều lý do để biện minh cho việc xin nghỉ của mình như gia đình chuyển đến một nơi khác hay xin nghỉ việc với lý do cá nhân. Lý do cá nhân như cần thời gian chữa dứt điểm một căn bệnh nào đó, do việc học nâng cao đang cần thời gian nên không thể đáp ứng việc đi làm và hiệu năng công việc được,…. Đây cũng là một vài lý do tôi cho là rất hay để bạn có thể thuận lợi xin nghỉ việc. Như thế, sếp của bạn chắc chắn sẽ rất thông cảm cho những lý do chính đáng này của bạn.

Trên đây là tổng hợp 4 cách xin nghỉ việc khéo léo mà bạn nên biết, không phải ai cũng phải sử dụng đến những lý do này. Nhưng để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, để khi gặp phải sẽ không gặp phải những việc đáng tiếc.Dù là bất cứ lý do gì thì hãy cân nhắc thật kỹ trước khi gửi lên sếp lá đơn xin nghỉ việc bạn nhé.

Seraphinite AcceleratorOptimized by Seraphinite Accelerator
Turns on site high speed to be attractive for people and search engines.