Chọn trang

Khi bạn là một người lãnh đạo, việc để tất cả nhân viên nể phục và làm theo ý mình là điều không phải là dễ dàng. Vậy làm thế nào để những nhân viên ở dưới mình phải nể phục, khiến họ làm việc không chỉ vì trách nhiệm mà còn vì lòng yêu thích và sự gắn bó với đồng nghiệp là câu hỏi khiến nhiều nhà lãnh đạo đau đầu. Hãy để chúng tôi chia sẻ 5 cách quản lý nhân viên cấp dưới khâm phục khẩu phục.

1. Luôn biết lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của nhân viên

5 cách quản lý nhân viên cấp dưới khâm phục khẩu phục 1

Không phải người sếp nào cũng biết lắng nghe và có thể thấu hiểu hết ý kiến của nhân viên. Chúng cần được trau dồi và tích lũy theo thời gian. Người sếp, người lãnh đạo thành công là người biết lắng nghe và biết xây dựng mối quan hệ với nhân viên mà qua đó họ không chỉ thu được những thông tin cần thiết, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới, để có những chính sách, giải pháp phù hợp trong quá trình quản lý, mà còn là hình thức động viên, khích lệ rất lớn để nhân viên làm việc tốt hơn. Đó cũng là cách tốt nhất để phá bỏ rào cản giữa quan hệ cấp trên và cấp dưới.

2. Biết cách giao việc và giao việc cho đúng người

Người sếp tốt và tài giỏi đến mấy cũng không thể làm hết công việc của mọi người, vì vậy mà họ cần giao việc cho các nhân viên bên dưới. Nhưng giao việc như thế nào và giao việc đúng người với năng lực phù hợp không phải là điều đơn giản. Để có thể làm được việc đó bạn phải thực sự là một vị sếp luôn sát sao từng nhân viên của mình, đánh giá được năng lực, sở trường của họ. Thì khi đó, bạn sẽ dễ dàng giao việc mà không phải e ngại họ không làm được việc hay công việc đưa ra quá sức đối với họ. Việc giao đúng người đúng việc sẽ khiến cho luồng công việc của mọi người được xử lý trôi chảy và sẽ không tạo áp lực lên mọi người và lên cả chính bản thân người lãnh đạo.

3. Tôn trọng và công bằng với nhân viên

5 cách quản lý nhân viên cấp dưới khâm phục khẩu phục 2

Để khiến mình trở thành một người sếp, một người lãnh đạo được nhân viên khâm phục, nể phục thì bạn cần phải tôn trọng và công bằng với tất cả nhân viên. Điều này không có nghĩa là tất cả mọi người đều được đối xử như nhau, mà nghĩa là các chế độ khen thưởng, xử phạt đều phải rõ ràng và công tâm. Không nên tỏ thái độ ưu ái người này, ghét bỏ người kia. Đối với những cá nhân xuất sắc, có đóng góp thành tích cho công ty, hãy công bố giải thưởng trước toàn bộ nhân viên khác, để họ cố gắng phấn đấu. Ngược lại, với những nhân viên vi phạm nội quy, gây mất uy tín của công ty, hãy nêu lên để mọi người tránh mắc phải sai lầm đó nữa.

Ngoài ra, người lãnh đạo còn phải biết tiếp thu những ý kiến từ nhân viên, bởi nếu người quản lý làm việc không tốt và không chịu thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của mình và tìm cách khắc phục thì họ sẽ tự làm mất đi sự tôn trọng của nhân viên.

4. Không ngừng trau dồi kiến thức, học hỏi

Để trở thành một nhà lãnh đạo được nhân viên nể phục không phải tự nhiên có mà cần phải được liên tục học tập, trau dồi kiến thức và rèn luyện cả những kiến thức chuyên môn mà ngoài chuyên môn. Hãy chứng tỏ cho mọi người thấy rằng bạn không chỉ là một vị sếp có đủ năng lực mà bạn còn là một nhà lãnh đạo thu phục được lòng người.

5. Hòa đồng, thân thiện với nhân viên cấp dưới

5 cách quản lý nhân viên cấp dưới khâm phục khẩu phục 3

Tuy là một người sếp, người lãnh đạo nhưng không có nghĩa là bạn phải cách xa nhân viên, Những giây phút chia sẻ và thư giãn với mọi người sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách giữa sếp và nhân viên, ngoài ra, đây cũng là lúc bạn hiểu rõ thêm về những người “đồng đội” với mình bấy lâu nay. Tuy nhiên, cũng không nên quá thân thiết với một cá nhân dưới quyền nào đó để tránh mang tiếng “thiên vị”.

Trên đây là tổng hợp 5 cách quản lý nhân viên cấp dưới khiến họ nể phục. Tuy nhiên, mỗi người sếp sẽ có những cách khác nhau để cho nhiên viên của mình nể phục mình. Nếu bạn cũng đang cố gắng trở thành một người sếp, người lãnh đạo được nhân viên nể phục thì hãy tham khảo nhé. Chúc các bạn thành công.