Chọn trang

Tố chất của người làm nhân sự được xem là một trong những nghề “Nóng nhất hiện nay” khi đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế với nhu cầu ngày càng nhiều từ các doanh nghiệp, tổ chức. Nhân sự là một ngành nghề khá hấp dẫn vì mức thu nhập tốt và nhu cầu tuyển dụng cao. Tuy nhiên việc đào tạo bài bản ngành nghề này còn khá ít và hầu như chưa có trường đại học đào tạo nghề nhân sự “đúng nghĩa” chính điều đó không phải ai cũng có thể trở thành chuyên viên nhân sự chuyên nghiệp. Những kiến thức bạn được học ở giảng đường chỉ là những nền tảng cơ bản. 

Nghề nhân sự làm gì ? Vậy bạn có những tố chất mà nghề nhân sự yêu cầu? Hãy đối chiếu bản thân với 5 tố chất của người làm nhân sự để biết bản thân có phù hợp với nghề này không nhé!

Nhân sự còn được gọi là HR

Nghề nhân sự làm gì ?

Nói một cách dễ hiểu thì nghề nhân sự có thể gọi là nghề hậu cần mà khi đó bạn phải làm tất cả các công việc để mọi nhân viên và công ty có thể hoàn thành tốt công việc. Nó bắt đầu từ những công việc lập kế hoạch, tiếp nhận nhân sự, tuyển dụng,  quản trị nhân sự, đào tạo,…. để nhân viên có thể yên tâm về quyền lợi của mình mà hoàn thành tốt công việc được giao.

5 tố chất mà nghề nhân sự yêu cầu

1. Quan sát tinh tế

Tố chất đầu tiên của người làm nhân sự là biết cách “Nhìn người”. Đánh giá một con người là một việc làm đòi hỏi năng lực quan sát tinh tế vì việc này liên quan tới tìm ra ứng viên phù hợp cho từng vị trí của công ty. Do đó bạn phải quan sát xem ứng viên có tiềm năng có thể phát triển ở vai trò gì.

Ngoài ra tính cách thái độ làm việc của ứng viên không chỉ nằm ở CV mà còn từ những hành động nhỏ nhất và những điều này còn chính xác hơn cả những điều ứng viên nói do vậy nếu bạn là người có khả năng quan sát nhạy bén thì công việc nhân sự sẽ trở nên dễ dàng.

Quan sát tinh tế nghề nhân sự

2. Đạo đức

Hầu hết mọi nghề đều thật sự cần thiết về vấn đề đạo đức .Đây được xem là tố chất quan trọng và cần thiết nhất của những người làm việc trong lĩnh vực quản lý nhân sự .Nếu kinh doanh cần có đạo đức kinh doanh, nếu giáo viên phải có cái tâm của người dạy học… thì nghề nhân sự cũng cần phải có cái tâm với nghề.

Cái tâm của nghề nhân sự (HR) được hiểu theo cách hy sinh và quan tâm đến toàn thể nhân viên trong công ty mình. Đây là một đức tính tốt là một nghĩa cử cao cả họ thể hiện trách nhiệm với công việc là lòng yêu nghề của mình. Họ gạt bỏ những lợi ích cá nhân để nghĩ đến những lợi ích của toàn bộ nhân viên.

3. Tính kiên nhẫn

Kiên nhẫn là mức độ chịu đựng của con người trước những chuyển biến tiêu cực trong cuộc sống. Chẳng hạn, trước sự khó khăn trong công việc, học tập, chúng ta không hề nản chí mà vẫn kiên định với mục tiêu đặt ra. Các công việc nhân sự có liên quan nhiều đến mảng hậu cần nhân sự sẽ phải ghi chú hồ sơ của hàng trăm ứng viên với đủ hình thức sẽ rất mau nhàm chán .Nhưng HR vẫn phải xem xét thật kỹ và tuyển chọn cho phù hợp. Hoặc việc nhỏ nhất là mua những vật dụng văn phòng phẩm thì cũng cần phải có tính tỉ mỉ, kiên nhẫn như vậy sẽ tránh được sai sót trong quá trình làm việc.

4. Khả năng giải quyết vấn đề

Bất cứ nhân viên nào cũng cần có kỹ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt là nhân viên mới. Mỗi khi gặp phải bất cứ vấn đề gì, nhân viên cần phải tiến hành nhìn nhận và đánh giá vấn đề một cách khách quan, chính xác để từ đó đưa ra được phương án giải quyết tốt nhất.

Phòng nhân sự là nơi tiếp nhận mọi thắc mắc của nhân viên về lương thưởng, ưu đãi, giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến nhân sự trong quan hệ công việc. Vì thế, tố chất của người làm nhân sự không thể thiếu là khả năng giải quyết vấn đề. Khả năng giải quyết vấn đề sẽ yêu cầu bạn cần có cả kỹ năng giao tiếp, đàm phán, sắp xếp,… để mọi hoạt động của công ty diễn ra trơn tru.

Tố chất của người làm nhân sự phải có khả năng giải quyết vấn đề

5. Linh hoạt

Người làm nhân sự phải tôn trọng các nguyên tắc tuy nhiên không phải cứng nhắc mà phải mềm dẻo, linh hoạt. Quy định đề ra để mọi người tuân thủ nhưng không phải lúc nào cũng theo ý muốn của mọi người. Đôi khi những tình huống ngoài ý muốn luôn phát sinh, nếu áp dụng cứng nhắc các quy định dễ khiến nhân sự trong công ty bất mãn. Tố chất của người làm nhân sự giỏi còn là linh hoạt, khéo léo trong các tình huống. Ví dụ đối với những trường hợp vì lý do bất khả mà vi phạm quy định của công ty, bộ phận nhân sự cần lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân của họ, dàn xếp với các bên để xử lý hợp tình hợp lý.

6. Giao tiếp

Nghề nhân sự đòi hỏi người nhân viên phải có kỹ năng về giao tiếp và làm việc với tập thể, bạn phải tỏ ra nhạy bén, khéo léo trong cách ứng xử với các nhân viên trong công ty, hiểu rõ tính cách và tính chất công việc của từng người, luôn sẵn sàng giúp đỡ và đưa ra những lời khuyên thích hợp khi cần thiết .

Một trong những tố chất của người làm nhân sự là giúp người lao động và lãnh đạo doanh nghiệp gắn kết với nhau bao gồm cả giao tiếp lời nói và văn bản, một phần của kỹ năng giao tiếp này liên quan đến kỹ năng đàm phán và lắng nghe vì trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp có thể phát sinh những xung đột giữa những người lao động, trong tình huống này người làm nhân sự tốt sẽ có thể giúp giải quyết vấn đề và tìm ra hướng đi hiệu quả.