Chọn trang

Kỹ năng đưa ra quyết định rất quan trọng đối với một nhà lãnh đạo bởi vì người quyết định phải đánh giá rủi ro và cơ hội và cam kết đạt được mục tiêu của mình. Khi bạn quản lý một doanh nghiệp, bạn liên tục đưa ra quyết định và thường xuyên bị áp lực. 

Đã nhiều lần bạn tự hỏi, làm thế nào để đưa ra những quyết định tốt nhất có thể, vì bạn biết rằng mọi quyết định đều sẽ tác động đến tương lai của công ty bạn? Làm sao để phát triển kỹ năng đưa ra quyết định của mình?

Kỹ năng đưa ra quyết định

(Kỹ năng đưa ra quyết định)

Sau đây là 9 điều mà các nhà lãnh đạo có thể làm để cải thiện kỹ năng đưa ra quyết định:

Xác định vấn đề

Một trong những bước đầu tiên của quá trình ra quyết định là xác định các vấn đề. Các kỹ năng hỗ trợ bao gồm: nhìn nhận và phân tích vấn đề, có thể sử dụng thêm các câu hỏi 5W1H (What, When, Where, Who, Why và How). Sau đó, tìm ra nguyên nhân gốc rễ thật sự của vấn đề để tìm ra cách giải quyết hợp lý. 

Đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng

Thông thường, các nhà lãnh đạo có thể sử dụng bằng chứng khoa học khi đưa ra quyết định, thay vì chỉ tin tưởng vào bản năng của mình. Đôi khi, những kinh nghiệm bạn trải qua ở công ty này không không thể áp dụng đối với công ty bạn đang làm việc. Sau đây là các bước đơn giản để bạn có thể cải thiện kỹ năng đưa ra quyết định của mình dựa trên bằng chứng:

  • Thu thập và phân tích các bằng chứng 
  • Sử dụng dữ liệu của công ty
  • Giải thích bằng chứng
  • Đánh giá vấn đề dựa trên kinh nghiệm
  • Đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng

Tuy nhiên, việc ra quyết định dựa trên bằng chứng không phải lúc nào cũng là tiêu chuẩn khi giải quyết vấn đề, nhưng các nhà lãnh đạo có thể sử dụng bằng chứng tốt nhất hiện có để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh.

Thách thức hiện trạng

Mọi người có xu hướng chọn hiện trạng thay vì thay đổi, để ở trong vùng an toàn của họ. Bạn có thể đặt một số câu hỏi cho quyết định của mình như: Mình có dám làm điều gì đó mới không? Điều này có khó đối với mình không? Tại sao mình cần phải thay đổi? Thay đổi thì có gì tốt hơn không và nếu không thay đổi thì mình sẽ được gì?,…

Khi bạn trả lời được những câu hỏi này, có lẽ việc đưa ra quyết định của bạn sẽ dễ dàng hơn.

Cân bằng giữa lý trí và cảm xúc

Không phải nhà lãnh đạo nào cũng có kỹ năng đưa ra quyết định tốt. Có một số nhà lãnh đạo sẽ đưa ra quyết định dựa trên lý trí khá nhiều trong khi một số lại đưa ra quyết định hầu hết dựa trên cảm tính. Việc đưa ra quyết định hoàn toàn dựa trên cảm tính không phải lúc nào cũng ổn bởi vì cảm xúc và lý trí cân bằng cũng góp phần giúp bạn đưa ra quyết định một cách đúng đắn. 

Sẽ có nhiều vấn đề bạn không thể chỉ “chốt” qua 1 2 bằng chứng và lý trí mà không cần đến sự suy xét, cảm xúc. Ví dụ, giữa 2 nhân viên phạm lỗi nghiêm trọng y như nhau, nhưng bạn có thể cân nhắc xem thường ngày nhân viên nào có tinh thần làm việc tốt hơn? Nhân viên nào “hối hận” nhiều hơn và nghĩ cho công ty nhiều hơn? Nhân viên nào là cố tình phạm lỗi và nhân viên nào chỉ là vô tình? Những điều này có lẽ phải cần sử dụng cảm xúc để đưa ra quyết định.

Dự đoán nhiều khả năng có thể xảy ra

Ngoài việc phân tích và xác định vấn đề, kỹ năng đưa ra quyết định của một nhà lãnh đạo giỏi còn thể hiện ở chỗ người đó có khả năng dự đoán kết quả sẽ xảy ra hay không. Tất nhiên, không phải kết quả lúc nào cũng đúng, nhưng không thể vì vậy mà bạn không cân nhắc đến kết quả và không quan tâm.

Sẽ có những lúc kết quả xảy ra đúng hoặc gần giống với các khả năng mà bạn đã cân nhắc. Việc cân nhắc trước kết quả giúp bạn chuẩn bị trước được các tình huống bất ngờ và giảm khả năng thất bại cao hơn. 

Quên đi những sai lầm trong quá khứ

Mọi người có xu hướng đưa ra những lựa chọn phù hợp với kinh nghiệm trong quá khứ, ngay cả khi họ biết trước kết quả của quyết định đó sẽ không diễn ra tốt như họ đã lên kế hoạch. Chúng ta cũng có xu hướng dành thời gian và tiền bạc để sửa chữa những vấn đề trong quá khứ, khi việc thừa nhận sai lầm và bước tiếp sẽ hữu ích hơn. 

Thay vì cứ nhớ mãi những sai lầm trong quá khứ và để điều đó ngăn cản bạn phát triển kỹ năng đưa ra quyết định của mình, hãy quên nó đi làm lựa chọn quyết định thật kỹ càng và cân nhắc dựa trên bằng chứng.

Tự vào chính mình

Một điều không thể thiếu trong kỹ năng đưa ra quyết định chính là việc tự tin vào chính mình. 

Nếu bạn ra quyết định và có niềm tin vào chính mình, chắc chắn tỷ lệ thành công của bạn sẽ cao hơn so với việc bạn quyết định mà tự ti hoặc dựa theo quá nhiều ý kiến của người khác. Nếu bạn muốn hỏi ý kiến ​​người khác về một vấn đề nào đó, hãy nhớ xem xét nó cẩn thận từ nhiều góc độ nhất có thể trước khi nói chuyện với họ. 

Bằng cách đó, bạn sẽ thấy tự tin hơn và không bị giới hạn bởi những ý tưởng của người khác. Bạn nên định hình vấn đề theo nhiều cách nhất mà bạn có thể nghĩ ra được, sau đó tìm kiếm những người khác để xem liệu họ có thể làm tăng thêm hiểu biết của bạn về vấn đề này hay không. 

Tham khảo nhiều góc nhìn

Khi nhà quản lý nhân sự đưa ra quyết định, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến nhân viên. Vì vậy, nếu như bạn cảm thấy mình đang gặp khó khăn trong việc áp dụng kỹ năng đưa ra quyết định, hãy lắng nghe thêm một số ý kiến từ nhân viên của mình, biết đâu họ có 1 suy nghĩ sáng tạo giúp bạn giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, bạn luôn nhớ giữ vững lập trường của mình 

Ngược lại, khi bạn được nghe cấp dưới trình bày với một vấn đề, hãy lùi lại và suy nghĩ về bối cảnh đầy đủ của nó. Cố gắng nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh nhất có thể. Điều đó sẽ giúp đảm bảo bạn không nhấn mạnh một khía cạnh và bỏ quên những khía cạnh khác.

Suy nghĩ thêm các giải pháp thay thế

Ngoài việc bạn dự đoán những khả năng có thể xảy ra, bạn còn nên suy nghĩ thêm các giải pháp thay thế nếu như bạn nghĩ kết quả có thể không tốt. Việc bạn suy nghĩ càng nhiều càng giúp bạn cải thiện kỹ năng đưa ra quyết định của mình, dần dần bạn sẽ cảm thấy đầu óc mình thông suốt hơn và có góc nhìn rộng mở hơn, đặc biệt hơn những người bình thường.

Đây cũng là 1 quá trình luyện tập kỹ năng đưa ra quyết định, việc luyện tập nhiều cũng giúp cho các quyết định sau này của bạn ngày càng trở nên thấu đáo và thực tế hơn, dễ thành công hơn.