Chọn trang

Để thành lập doanh nghiệp và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì nguồn vốn là điều kiện không thể thiếu. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có rất nhiều cách huy động vốn khác nhau. Cùng Giải Pháp Tinh Hoa tổng hợp các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay.

Vốn góp ban đầu

Khi doanh nghiệp được thành lập, chủ doanh nghiệp phải đầu tư một số vốn nhất định. 

Đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của ngân sách nhà nước. Trong công ty tư nhân, chủ doanh nghiệp cần phải có đủ vốn pháp định cần thiết (mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật) để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp. 

Đối với công ty cổ phần, nguồn vốn sẽ do các cổ đông đóng góp. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của doanh nghiệp và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên trị giá số cổ phần mà họ nắm giữ.

Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp 1

Vốn góp ban đầu có thể là vốn đầu tư của ngân sách nhà nước hoặc cổ đông

  • Ưu điểm: Doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động sử dụng vốn, không bị phụ thuộc vào bên ngoài.
  • Nhược điểm: Nguồn vốn góp ban đầu thường không lớn, chỉ chiếm khoảng 20 – 30% tổng vốn trong doanh nghiệp.

Huy động vốn từ lợi nhuận không chia

Lợi nhuận không chia là một phần trong lợi nhuận của doanh nghiệp, được tích luỹ lại để tái đầu tư. Khi công ty để lại một phần lợi nhuận trong năm để tái đầu tư thay vì chia lãi cổ phần, các cổ đông sẽ không được cổ tức nhưng bù lại, họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty.

  • Ưu điểm: 
  • Tạo cơ hội cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn trong năm tiếp theo.
  • Doanh nghiệp tự chủ trong vấn đề tài chính. 
  • Nhược điểm: 
  • Gây mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nhà quản lý và cổ đông.
  • Giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu.

Phát hành cổ phiếu

Phát hành cổ phiếu là một trong các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp rất phổ biến hiện nay. 

Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp 2

Phát hành cổ phiếu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để huy động vốn

Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi nhận quyền và lợi ích sở hữu hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với vốn của tổ chức phát hành.

  • Ưu điểm:
  • Giúp doanh nghiệp thu được lượng vốn lớn phục vụ vào việc mở rộng và phát triển doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp không phải trả lại tiền gốc, cổ tức nếu làm ăn không có lãi.
  • Tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ được tiếp thu các nguồn lực mới gồm tài chính, công nghệ, kinh nghiệm,.. từ cổ đông.
  • Nhược điểm: Giảm khả năng kiểm soát của chủ sở hữu với doanh nghiệp.

Phát hành trái phiếu

Ngoài cổ phiếu thì doanh nghiệp cũng có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn. 

Trái phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải thanh toán cho người nắm giữ trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu) trong một khoảng thời gian xác định và với một lợi tức quy định.

  • Ưu điểm: Làm tăng vốn vay của doanh nghiệp mà vẫn không ảnh hưởng gì đến quyền quản trị của các cổ đông.
  • Nhược điểm: Doanh nghiệp phải thanh toán đầy đủ khi đáo hạn đúng theo cam kết trong hợp đồng với lãi suất cố định.

Vay ngân hàng, tín dụng 

Vay ngân hàng, tổ chức tín dụng là một trong các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp truyền thống và phổ biến. Quá trình hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn tín dụng.

Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp 3

Vay tín dụng, ngân hàng là một trong các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp phổ biến nhất

Doanh nghiệp có thể vay để đầu tư vào tài sản cố định và phục vụ dự án theo nhiều hình thức như cầm cố, thế chấp tài sản, thông qua bên thứ 3 để bảo lãnh cho mình, trả góp,…

  • Ưu điểm: Doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn lớn trong ngắn hạn hoặc dài hạn, đáp ứng nhu cầu về vốn cho các mục tiêu khác nhau.
  • Nhược điểm: Để vay được vốn ngân hàng, doanh nghiệp phải có bản báo cáo kế hoạch sử dụng vốn để ngân hàng thẩm định, cần tài sản để bảo đảm cho khoản vay đó. 

Ngoài các hình thức huy động vốn trên, doanh nghiệp cũng có thể vay các quỹ đầu tư, huy động vốn từ khách hàng, liên doanh liên kết trong và ngoài nước,…để phục vụ nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.