Chọn trang

JD là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên trong quá trình tuyển dụng, thu hút ứng viên tìm hiểu về công việc từ phía các nhà tuyển dụng. Để tạo động lực thúc đẩy ứng viên tìm hiểu về công việc thì đòi hỏi các nhà tuyển dụng phải có một bảng JD thật hấp dẫn về vị trí tuyển dụng cũng như các nội dung trên JD phải thể hiện được những thông tin cần thiết và “đánh” đúng vào tâm lý của ứng viên sẽ giúp cho nhà tuyển dụng thu hút được nhiều hồ sơ. 

Vậy Jd là gì?

JD được viết tắt từ Job Description – Bảng mô tả công việc; là bản liệt kê đưa ra các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, yêu cầu công việc,… mà các nhà tuyển dụng xây dựng lên dành cho các ứng viên theo vị trí đang tuyển hiện tại của doanh nghiệp. Thông thường các JD cơ bản được viết theo ngôn ngữ đơn giản để thông tin đến ứng viên một cách rõ ràng dễ hiểu cụ thể về công việc, từ đó dựa trên JD các ứng viên sẽ tìm cho mình các công việc phù hợp với khả năng. 

JD có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình tuyển dụng của bất cứ doanh nghiệp nào.Nếu như đối với ứng viên CV là “vũ khí” để trang bị trước khi gặp các nhà tuyển dụng thì JD đại diện cho phía nhà tuyển dụng đồng thời thể hiện phong cách làm việc sự nghiêm túc trong tuyển dụng của doanh nghiệp.

JD là gì

JD là gì?

Đối với doanh nghiệp JD có ý nghĩa:

  • Thể hiện sự nghiêm túc,phong cách làm việc chuyên nghiệp  trong quá trình tuyển dụng. 
  • Truyền thông về thương hiệu công ty cũng như thể hiện được văn hóa môi trường tại doanh nghiệp.
  • Thông JD giúp nhà tuyển dụng thể hiện rõ ràng cụ thể và tầm quan trọng của vị trí tuyển dụng.
  • Là căn cứ để đánh giá năng lực của nhân viên ứng tuyển.
  • Hỗ trợ xây dựng hệ thống lương thưởng cũng như cũng như sự đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên dựa trên các con số định lượng.

Đối với các ứng viên:

  • Giúp ứng viên hiểu rõ hơn về thông tin, yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
  • Có cái nhìn rõ nét chi tiết về các công việc cần thực hiện trong vị trí tuyển dụng để xem xét và ứng tuyển công việc cho phù hợp với khả năng bản thân.
  • Có mục tiêu cụ thể trong thăng tiến và mức đãi ngộ trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.
  • Tạo cho ứng viên sự đảm bảo về công việc cần thực hiện vì được văn bản hóa trên giấy tờ. 

Nội dung chuẩn cần có của một JD chuyên nghiệp 

Không có một khuôn mẫu nào nhất định cho một JD nhưng thông thường để có một JD đầy đủ và chuyên nghiệp thì bạn nên thực hiện theo kế hoạch gồm 4 cơ bản để có một bảng mô tả công việc hoàn chỉnh.

Bước 1: Lập kế hoạch; ở bước này nhà tuyển dụng cần xác định nhiệm vụ,trách nhiệm và công tác đánh giá hiệu quả của công việc đó.

Bước 2: Thu thập thông tin; thu thập thông tin là bước đòi hỏi nhà tuyển dụng phải có được các thông tin về công việc cũng như các yêu cầu cơ bản từ các bộ phận đang tuyển dụng có liên quan đến cơ cấu tổ chức. Từ đó đề ra vị trí tuyển dụng rõ ràng cụ thể được miêu tả bằng hồ sơ.

Bước 3: Phác thảo bản mô tả công việc. Đây là bước nhà tuyển dụng được quyền miêu tả chi tiết về trách nhiệm, yêu cầu công việc cũng như mức lương thưởng và đãi hộ phù hợp cho ứng viên. Tất cả những thông tin được thu thập ở bước 2 sẽ do nhà tuyển dụng phác thảo, tổng hợp lại thành một bản mô tả công việc hoàn chỉnh để tuyển dụng. 

Bước 4: Phê chuẩn bản mô tả công việc. Sau khi đã có JD hoàn chỉnh thì nhà tuyển dụng nên thảo luận và trình bày lại bản mô tả công việc với quản lý nhân sự cũng như trưởng bộ phận của vị trí tuyển dụng đó nhằm đảm bảo rằng số lượng và nhiệm vụ công việc không bị chồng chéo trùng lặp với cá vị trí hiện có. 

Những mục cần thể hiện ở một bản mô tả công việc 

  • Chức danh công việc ( vị trí – công việc)
  • Mô tả trách nhiệm, nhiệm vụ của công việc
  • Yêu cầu của công việc hay là nền tảng kiến thức, kỹ năng để thực hiện công việc.
  • Lợi ích khi thực hiện công việc ở hiện tại và tương lai
  • Mức lương, các chế độ đãi ngộ
  • Thời gian, địa điểm làm việc
  • Thông tin mô tả doanh nghiệp
  • Các giấy tờ bổ trợ đi kèm ( nếu có )

JD là gì?

Cách thu hút ứng viên qua JD của nhà tuyển dụng

JD mẫu mô tả công việc của nhân viên kinh doanh

Mô tả đúng công việc của một nhân viên kinh doanh sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể sàng lọc và lựa chọn một cách nhanh chóng các ứng viên sáng giá phù hợp với vị trí công việc. 

Tùy theo mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp mà bảng mô tả công việc của nhân viên kinh doanh sẽ khác nhau về nhiệm vụ, kỹ năng và kiến thức cần có. Theo mẫu công việc phổ biến nhất của nhân viên kinh doanh mà các doanh nghiệp hiện đang và đã tuyển là đề xuất cũng như cung cấp các giải pháp cho khách hàng nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.  

Do đó công việc của các nhân viên kinh doanh là hướng về mục tiêu của nhóm, cá nhân để tìm kiếm, tạo mối quan hệ và xây dựng lực lượng khách hàng tiềm năng.

Yêu cầu công việc của nhân viên kinh doanh: 

  • Trình độ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế, Marketing, Kinh tế thương mại, Quản trị kinh doanh,…
  • Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng các phần mềm liên quan đến công việc. 
  • Làm việc độc lập, nhiệt tình nhạy bén, chịu được áp lực công việc.
  • Kỹ năng giao tiếp diễn đạt tốt
  • Có khả năng tự hoạch định, đặt ra mục tiêu cá nhân, tinh thần cầu tiến. 
  • Có kinh nghiệm ít nhất 1 năm và biết sử dụng phần mềm CRM là một lợi thế. 

Mô tả các công việc của nhân viên kinh doanh: 

  • Tìm kiếm nguồn khách hàng mới tiềm năng thông qua các nguồn tìm kiếm từ các lĩnh vực khác nhau và , duy trì chăm sóc khách hàng cũ.
  • Phối hợp với các phòng ban khác thu thập tin về thị trường tiềm năng và xác định phân khúc thị trường mục tiêu. 
  • Giới thiệu, tư vấn và thuyết phục khách hàng mua, sử dụng sản phẩm. 
  • Thực hiện các hoạt động, thúc đốc hợp đồng và quá trình ký kết, xử lý hợp động với khách hàng. 
  • Là người trực tiếp nhân và xử lý các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
  • Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng kết hợp với bộ phận kế toán đốc thúc công nợ và nhân viên kinh doanh sẽ hoàn thành trách nhiệm sau khi khách hàng đã thanh toán xong. 
  • Thực hiện lập kế hoạch mục tiêu công việc và báo cáo cuối kỳ cho quản lý.
  • Đề xuất các chính sách và chương trình hậu mãi cho khách hàng. 
  • Thực hiện các công việc khác theo chức năng vị trí và yêu cầu của quản lý. 

Kỹ năng liên quan cần có của nhân viên kinh doanh:

  • Kỹ năng đàm phán thuyết phục
  • Kỹ năng giao tiếp diễn đạt tốt
  • Kỹ năng phân tích xử lý tình huống và ra quyết định 
  • Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian
  • Kỹ năng quản trị mối quan hệ
  • Hiểu về hoạt động kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh
  • Bảo mật kinh doanh và thái độ tốt với khách hàng. 

Quyền lợi được hưởng ( tùy theo doanh nghiệp – tham khảo):

  • Được hưởng theo % doanh thu bán hàng
  • Được xem xét tăng theo theo định kỳ dựa trên năng lực và khả năng làm việc
  • Được tham gia các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam. 
  • Được nghỉ các kỳ lễ của quốc gia và tham gia các hoạt động du lịch, event của công ty.
  • Có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp và các chế độ phúc lợi tăng dần. 

Câu hỏi phỏng vấn dành cho vị trí nhân viên kinh doanh (tham khảo):

  • Bạn đang biết công ty đang bán các sản phẩm, dịch vụ gì?
  • Một nhân viên kinh doanh sẽ làm các công việc gì?
  • Bạn làm gì để đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong công việc?
  • Công việc kinh doanh gần đây nhất của bạn là gì? Bạn cảm thấy như thế nào về công việc đó và tại sao bạn không tiếp tục làm công việc đó?
  • Theo bạn để làm một nhân viên kinh doanh tốt bạn nên làm gì trước khi bắt đầu công việc?
  • Theo bạn khách hàng mục tiêu hiện tại của công ty là ai? Làm sao để bạn tiếp cận được khách hàng mục tiêu?
  • Trong quá trình xử lý hợp động thanh toán nếu khách hàng khiếu nại về sản phẩm, dịch vụ và yêu cầu không giao dịch nữa thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
  • Bạn cảm thấy bản thân là một người có khả năng làm việc độc và chịu được áp lực trong công việc không? Nếu trong quá trình làm việc bạn gặp khó khăn hoặc bạn có các vấn đề riêng của cá nhân thì bạn sẽ xử lý như thế nào?