Chọn trang

Chúng ta thường nghe nhiều về thuật ngữ chức danh nghề nghiệp nhưng không phải ai cũng hiểu được bản chất thực sự của thuật ngữ này là gì? Căn cứ vào quy định pháp luật, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn thông tin về chức danh nghề nghiệp là gì? Mời các bạn cùng tham khảo!

Chức danh nghề nghiệp là gì? Hạng chức danh nghề nghiệp được hiểu như thế nào?

Chức danh nghề nghiệp là một tên gọi được sử dụng để thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Điều này được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Tìm hiểu thông tin về chức danh nghề nghiệp là gì? 1

Chức danh nghề nghiệp sẽ khác nhau trong từng lĩnh vực

Đối với hạng chức danh nghề nghiệp, theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì thuật ngữ “Hạng chức danh nghề nghiệp” được hiểu như sau:

Hạng chức danh nghề nghiệp là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng ngành, lĩnh vực.

Ngoài ra, Nghị định 29/2012/NĐ-CP còn giải thích một số thuật ngữ khác, cụ thể như sau:

  • Chế độ tập sự là các quy định liên quan đến quá trình người được tuyển dụng vào viên chức làm quen với môi trường công tác và tập làm những công việc của vị trí việc làm gắn với chức danh nghề sẽ được bổ nhiệm quy định trong hợp đồng làm việc.
  • Thăng hạng chức danh nghề nghiệp là việc viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn trong cùng một ngành, lĩnh vực.
  • Thay đổi chức danh nghề nghiệp là việc viên chức được bổ nhiệm một chức danh nghề nghiệp khác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đang đảm nhiệm.

Tìm hiểu thông tin về chức danh nghề nghiệp là gì? 2

Tùy mỗi đơn vị sẽ có những hạng chức danh nghề nghiệp phù hợp khác nhau

Trình tự, thủ tục xây dựng chức danh nghề nghiệp

Theo quy định của nhà nước trình tự, thủ tục xây dựng chức danh nghề nghiệp bao gồm:

  1. Bộ quản lý viên chức chuyên ngành căn cứ yêu cầu, đặc điểm, tính chất của hoạt động nghề nghiệp, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, ban hành Bộ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức thuộc ngành, lĩnh vực sự nghiệp được giao quản lý theo các bước như sau:
  2. a) Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ viên chức của ngành, lĩnh vực; thực trạng hệ thống đào tạo theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp; hệ thống và tiêu chuẩn các ngạch viên chức hiện đang được sử dụng;
  3. b) Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá về thực trạng đội ngũ viên chức quy định tại Điểm a Khoản này và định hướng chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quản lý, xác định sự cần thiết xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện tiêu chuẩn, đề xuất danh mục, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành và hạng của các chức danh này;
  4. c) Dự thảo Bộ tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành;
  5. Bộ Nội vụ thống nhất với Bộ quản lý viên chức chuyên ngành về dự thảo Bộ tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành; cấp mã số cho từng chức danh nghề nghiệp cụ thể.
  6. Bộ quản lý viên chức chuyên ngành tiếp thu, hoàn chỉnh trên cơ sở ý kiến của Bộ Nội vụ, ban hành Bộ tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp của viên chức theo thẩm quyền.

Điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 12/2012/TT-BNV quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành thì tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập được quy định cụ thể.

Tìm hiểu thông tin về chức danh nghề nghiệp là gì? 3

Viên chức tham gia dự thi xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Viên chức được đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

  • Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;
  • Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;
  • Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn hạng hiện giữ trong cùng ngành, lĩnh vực;
  • Đáp ứng các yêu cầu khác do Bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định.

Tùy vào mỗi công ty, doanh nghiệp mà điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp sẽ khác nhau. Theo đó, bạn có thể tìm hiểu hoặc yêu cầu doanh nghiệp cung cấp để đáp ứng cho phù hợp. 

Bài viết trên đây, chúng tôi vừa cung cấp đến bạn các thông tin về chức danh nghề nghiệp là gì? Nếu quan tâm và có ý định đăng ký xét hạng chức danh nghề nghiệp, bạn nên tham khảo để thực hiện cho suôn sẻ và dễ dàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ đến Công ty giải pháp Tinh Hoa để được các chuyên viên tư vấn hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc một cách tận tình!