Chọn trang

Sự gắn kết của nhân viên (Employee Engagement) là khái niệm để chỉ sự tương tác, kết nối và mối gắn kết giữa các cá nhân với nhau hoặc cá nhân với tổ chức để cống hiến hết mình, cam kết với các mục tiêu và giá trị của tổ chức của họ, thúc đẩy đóng góp cho thành công của tổ chức.

Theo David MacLeod: “Đây là việc chúng tôi làm thế nào để tạo ra các điều kiện cho nhân viên cung cấp nhiều hơn khả năng và tiềm năng của họ.”

Sự gắn kết của nhân viên dựa trên sự tin tưởng, liêm chính, cam kết hai chiều và giao tiếp giữa một tổ chức và các thành viên. Đó là một cách tiếp cận làm tăng cơ hội thành công trong kinh doanh, góp phần vào hiệu suất của tổ chức và cá nhân, năng suất và hạnh phúc. Sự gắn kết của nhân viên là một yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhân sự. Nó có thể được nuôi dưỡng và tăng đáng kể hoặc mất đi bất cứ lúc nào.

Sự gắn kết của nhân viên

Sự gắn kết của nhân viên 

Ý nghĩa của sự gắn kết đối với nhân viên

Đối với một người nhân viên, sự gắn kết nghĩa là thức dậy vào buổi sáng và nghĩ rằng tôi sẽ đi làm, tôi biết những gì tôi sẽ làm hôm nay, tôi đã có một số ý tưởng tuyệt vời về cách làm điều đó thực sự tốt, tôi rất mong được gặp các đồng nghiệp và giúp họ làm việc tốt hôm nay.

Sự gắn kết của nhân viên là tìm hiểu một vai trò của nhóm trong một tổ chức, và được nhìn thấy và tiếp thêm năng lượng vào nơi phù hợp với mục đích và mục tiêu của tổ chức.

Sự gắn kết của nhân viên là về sự hiểu biết rõ ràng về cách tổ chức thực hiện mục đích và mục tiêu của mình, cách thức thay đổi để thực hiện những điều đó tốt hơn và được lên tiếng trong quá trình đưa ra ý tưởng và bày tỏ quan điểm được xem xét trong quá trình đưa ra quyết định.

Sự gắn kết của nhân viên là được công nhận là một thành viên của nhóm, tập trung vào các mục tiêu rõ ràng, được tin tưởng và trao quyền, nhận phản hồi thường xuyên và mang tính xây dựng, được hỗ trợ phát triển các kỹ năng mới, cảm ơn và công nhận thành tích.

Gắn kết với tổ chức có giá trị mạnh mẽ và xác thực, với bằng chứng rõ ràng về niềm tin và sự công bằng dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, trong đó các hứa hẹn và cam kết hai chiều – giữa chủ lao động và nhân viên – được hiểu và thực hiện.

Ý nghĩa của sự gắn kết

Ý nghĩa của sự gắn kết đối với nhân viên

Ý nghĩa của sự gắn kết đối với doanh nghiệp

Sự gắn kết của nhân viên là về thái độ và hành vi tích cực dẫn đến kết quả kinh doanh được cải thiện, theo cách mà họ mong muốn.

Sự gắn kết của nhân viên là về việc nhân viên cảm thấy tự hào và trung thành khi làm việc cho tổ chức.

Sự gắn kết của nhân viên là dựa vào các kiến thức và ý tưởng của nhân viên  để cải thiện các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và đổi mới về cách doanh nghiệp làm việc.

Sự gắn kết của nhân viên là về việc đưa ra một cam kết sâu sắc hơn từ nhân viên nghỉ phép ít hơn, giảm bệnh, giảm tỷ lệ tai nạn, xung đột và bất bình giảm, năng suất tăng.

Sự gắn kết của nhân viên là về các hành động của tổ chức phù hợp với các giá trị của tổ chức. Đó là về những lời hứa được giữ, hoặc một lời giải thích tại sao doanh nghiệp không thể thực hiện được như đã hứa.

Sự gắn kết không phải là sự hài lòng của nhân viên

Nhiều người cho rằng Employee Engagement chính là mức độ hài lòng của nhân viên đó với công ty. Tuy nhiên sự gắn kết của nhân viên với công ty nên được hiểu chính xác là sự đam mê, nỗ lực của họ với công việc và những cam kết với tổ chức.

Sự hài lòng của nhân viên chỉ đơn thuần là mức độ hạnh phúc của họ với công việc. Nó không tạo nên động lực, những cam kết và không thúc đẩy họ nỗ lực trong công việc. Vì vậy làm thỏa mãn sự hài lòng của nhân viên với công việc đôi khi không phải là cách tốt nhất khiến hiệu suất công việc tăng lên. 

Trong mỗi doanh nghiệp thường tồn tại 2 nhóm nhân viên theo học thuyết XY của Douglas Mc Gregor. 

Nhân viên thuộc thuyết Y là những nhân viên xuất sắc và yêu công việc thường mong muốn được thử thách và chinh phục, họ luôn muốn tất cả các nhân viên khác cùng hành động với mình. 

Nhân viên thuộc nhóm X những nhân viên hoạt động kém thường muốn trốn tránh trách nhiệm và công việc. Họ thụ động trong mọi vấn đề được giao. 

Hai nhóm nhân viên đều có những mức độ hài lòng khác nhau. Mức độ hài lòng và sự gắn kết có thể giống nhau đối với nhóm nhân viên thuộc thuyết Y vì nó làm tăng sự nỗ lực của họ. Nhưng đối với những người thuộc thuyết X thì mức độ hài lòng của họ thì ngược lại hoàn toàn so với ý nghĩa của sự gắn kết.

Sự gắn kết khác với hài lòng

Sự gắn kết không phải là sự hài lòng của nhân viên

Đo lường sự gắn kết của nhân viên

Sự gắn kết của các nhân viên với công ty thường được đo lường bằng khảo sát. Các cuộc khảo sát này cần có thang điểm đánh giá và quy chuẩn rõ ràng giúp cho doanh nghiệp biết được kết quả cuộc khảo sát này là tốt hay xấu, nhân viên có gắn kết với mình hay không.

một bảng khảo sát thông thường cần từ 50-80 câu hỏi bao gồm nhiều chủ đề liên quan tới mọi lĩnh vực mà người lao động tham gia trong tổ chức từ các hoạt động teamworks, công việc hàng ngày, các hoạt động chung của công ty, chế độ phúc lợi…

Doanh nghiệp thu thập và phân tích các kết quả khảo sát của nhân viên về các vấn đề có liên quan để đo lường được sự gắn kết từ đó đề ra các phương pháp để duy trì hoặc nâng cao sự gắn kết của nhân viên đối với doanh nghiệp.

Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể đánh giá, đo lường được sự gắn kết của nhân viên thông qua việc đo lường các chỉ số KPI. Phương pháp này có thể dễ dàng thực hiện nhờ vào sự trợ giúp của các phần mềm đánh giá KPI hiện nay giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức cho việc đánh giá sự gắn kết của nhân viên.